của người Turk và Ba Tư, và vượt các dãy núi của Afghanistan tới
sông Ấn.
Trong các cuộc chinh phạt nối tiếp nhau, quân Mông Cổ biến
chiến tranh thành một sự kiện xuyên lục địa với giao tranh diễn ra
trên nhiều mặt trận trải dài nhiều ngàn dặm. Kỹ thuật chiến đấu sáng
tạo của Thành Cát Tư Hãn biến các hiệp sĩ giáp sắt nặng nề của
châu Âu trung cổ thành thứ lỗi thời, và thay thế họ bằng kỵ binh có
kỷ luật di chuyển thành từng nhóm phối hợp. Thay vì lệ thuộc vào
những công sự phòng thủ, ông tận dụng tài tình tốc độ và sự bất
ngờ trên chiến trường, cũng như hoàn thiện công thành chiến đến
mức chấm dứt luôn thời đại của các thành phố có tường bao. Thành
Cát Tư Hãn không chỉ dạy quân của ông chinh chiến ở những
khoảng cách không tưởng, mà còn hướng dẫn họ duy trì chiến dịch
của mình qua nhiều năm, nhiều thập niên, và cuối cùng, qua hơn ba
thế hệ chiến đấu không ngừng nghỉ.
Trong vòng hai mươi lăm năm, quân đội Mông Cổ đã chiếm
được nhiều đất và người hơn người La Mã trong suốt bốn trăm
năm. Thành Cát Tư Hãn, cùng với các con và cháu của mình, đã hạ
gục những nền văn minh đông dân nhất của thế kỷ mười ba. Dù tính
theo số lượng người bại trận, tổng số quốc gia bị thôn tính, hay tổng
diện tích đất bị chiếm đóng, Thành Cát Tư Hãn đều đã chinh phục
nhiều hơn gấp bội so với bất kỳ người nào khác trong lịch sử. Vó
ngựa quân Mông Cổ đã làm toé nước mọi sông hồ từ Thái Bình
Dương tới Địa Trung Hải. Khi cực thịnh, đế quốc này bao trùm một