Chân, nhưng cũng là sự kiện đánh dấu sự phát triển cả về tính chất
và hình thức của Đế chế Mông Cổ.
Sự kiện này là đại diện tượng trưng cho sự đa dạng của người
Mông Cổ, dựa trên sự cam kết và lòng trung thành với nhau, vượt
qua huyết thống, dân tộc, và tôn giáo. Mười chín người đi cùng Thiết
Mộc Chân tới từ chín bộ lạc khác nhau; có lẽ chỉ có Thiết Mộc Chân
và em trai Cáp Tát Nhi là thật sự tới từ bộ tộc Mông Cổ. Những bộ
lạc khác bao gồm Miệt Nhi Khất, Khiết Đan và Khắc Liệt. Trong khi
Thiết Mộc Chân tin vào tôn giáo truyền thống, thờ phụng Thanh
thiên Vĩnh hằng và Thần Núi Burkhan Khaldun, mười chín người
còn lại gồm vài người theo Ki-tô giáo, ba người theo Hồi giáo, và
nhiều người theo Phật giáo. Họ đoàn tụ chỉ nhờ lòng tận trung với
Thiết Mộc Chân và lời thề với ông và với lẫn nhau. Những lời thề ở
Baljuna tạo ra một dạng tình huynh đệ, và bằng cách vượt lên trên
dòng dõi, dân tộc, và tôn giáo, nó gần như trở thành một dạng tư
cách công dân hiện đại dựa trên lựa chọn và cam kết cá nhân. Mối
liên kết này trở thành ẩn dụ cho hình thức cộng đồng kiểu mới của
người của Thiết Mộc Chân, và sau này sẽ chi phối nền tảng thống
nhất trong Đế chế Mông Cổ.
Sau khi ẩn náu ở Baljuna, Thiết Mộc Chân lên kế hoạch phản
công. Ông biết rằng mình phải hành động nhanh chóng, trong lúc
Vương Hãn vẫn còn đang tự tin tưởng rằng mình đã loại trừ được
hiểm họa từ Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân gửi lời nhắn về kế
hoạch tới người của mình khắp thảo nguyên, và câu chuyện chắc