THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 206

lính Mông Cổ vất vả tạo ra một đường mòn bằng cách theo dấu loài

“bò đỏ” trên núi, có lẽ là loài nai hay nai sừng tấm lớn màu đỏ. Sau

khi hoàn thành con đường bí mật này, lính Mông Cổ tràn vào cung

điện của nữ hoàng nhanh tới nỗi theo lời Bí sử, họ như thể đã “tràn

xuống từ trên lỗ thông khói của lều trại.”

Quân Mông Cổ thắng lợi, giải cứu các sứ giả và bắt cả bộ lạc

làm tù nhân để chia thành nô bộc và giúp việc. Thành Cát Tư Hãn

gả Botohui-tarhun cho vị sứ giả thứ hai, dù có lẽ bà đã kết hôn với

ông rồi vì bà đã giữ ông làm tù nhân mà không giết.

Các bộ lạc trong rừng chỉ là mối bận tâm nhỏ với Thành Cát Tư

Hãn so với những vấn đề nghiêm trọng hơn với người Duy Ngô Nhĩ

ở vùng ốc đảo sa mạc, một trong những nhóm người trung thành

với ông nhất. Họ ủng hộ ông mạnh mẽ tới mức những người Duy

Ngô Nhĩ theo đạo Hồi khác, sống ở phía nam ở chân dãy núi Thiên

Sơn thuộc Kyrgyzstan và Kazakhstan ngày nay, muốn lật đổ vị vua

theo đạo Phật của họ để đi theo Thành Cát Tư Hãn. Các sứ giả tới

Mông Cổ từ tộc người theo đạo Hồi từ Kashgar, một thành phố

thương mại thuộc Tân Cương, phía tây Trung Hoa ngày nay. Đầu

thế kỷ mười ba, họ chịu sự cai quản của một nhóm người Khiết Đan

khác tới từ Mãn Châu, nhưng rồi bị người Nữ Chân đẩy về phía

đông, và sau cùng định cư ở dãy núi Thiên Sơn. Để phân biệt với

người Khiết Đan sống ở phía đông từ trước, người Mông Cổ gọi họ

là “Kara Khitan” – “Hắc Khiết Đan,” bởi màu đen vừa chỉ họ hàng xa,

vừa cụ thể hơn là màu đại diện cho phía tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.