Dù rất giàu có vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn đột ngột xuất
hiện, cuộc sống xã hội phức tạp khiến các vương quốc ở đây ngập
trong các phe phái chính trị, mâu thuẫn tôn giáo, và thù ghét văn
hóa. Là người Turk mới lên, sultan của Khwarizm không có nhiều
đồng minh Hồi giáo, phần lớn là người Ả-rập và Ba Tư, và coi ông
không hơn một tên tiếm quyền mọi rợ là mấy. Mối quan hệ giữa
sultan của Khwarizm và khalifah Ả-rập ở Baghdad căng thẳng tới
mức theo nhiều giai thoại, vị khalifah này được cho là đã cầu xin
Thành Cát Tư Hãn tấn công sultan bằng cách gửi ông mật thư được
xăm lên đầu một người đàn ông, người này đã đi qua lãnh thổ
Khwarizm mà không bị phát hiện để tới đất Mông Cổ. Dù chỉ là giả
thiết, câu chuyện về người đưa tin có hình xăm được lan truyền
rộng rãi trong thế giới Hồi giáo, và phần nào đó đem lại lý do chính
đáng cho cuộc chiến của Thành Cát Tư Hãn chống lại vị sultan Hồi
giáo, lý do tôn giáo mà những người Hồi giáo đang cần để về phe
những kẻ bất tin chống lại vị sultan này. Theo một câu chuyện có lẽ
là có thực, vị khalifah còn hỗ trợ cuộc tấn công của người Mông Cổ
bằng cách tặng cho Thành Cát Tư Hãn món quà là một toán lính
Thập tự chinh bị bắt ở vùng Đất Thánh. Vì Thành Cát Tư Hãn không
cần lính bộ binh, ông thả họ đi, và một vài người trong số họ đã về
tới nhà ở châu Âu với những tin đồn đầu tiên về những nhà chinh
phục người Mông Cổ chưa ai biết tới.
Bên cạnh những căng thẳng với những người hàng xóm Hồi
giáo, sultan của Khwarizm còn phải đối mặt với nhiều sự chia rẽ
ngay trong lãnh thổ và gia đình ông. Ông thường xuyên tranh cãi với