đảm bảo quyền được bảo vệ cũng như các quyền họ hàng cơ bản
nhất định; nếu từ chối, họ sẽ bị coi là kẻ thù. Lời đề nghị của Thành
Cát Tư Hãn với những người bị vây bắt vừa đơn giản vừa đáng sợ,
ví dụ như khi ông gửi lời nhắn sau đây tới người dân thành
Nishapur: “Các tướng lĩnh, người già, và dân thường, các ngươi hãy
biết Chúa trời đã ban cho ta một đế quốc trên mặt đất từ đông sang
tây, ai phục tùng sẽ được tha mạng nhưng nếu chống lại, ngươi sẽ
bị giết chết cùng với vợ, con và họ hàng thân thích.” Những lời nói
tương tự có trong nhiều văn bản đương thời, một trong những ví dụ
rõ ràng nhất là trong một câu chuyện kể của Armenia. Thành Cát Tư
Hãn được dẫn lời trong câu chuyện này như sau: “Ý nguyện của
Chúa trời là ta chiếm lấy mặt đất và gìn giữ trật tự” để áp dụng luật
và cách đánh thuế của Mông Cổ, và với những kẻ ương ngạnh,
người Mông Cổ có trách nhiệm “giết chết chúng và phá tan nơi
chúng ở, để những kẻ khác nghe và thấy sẽ sợ hãi và không làm
theo.”
Một số thành phố đầu hàng ngay lập tức. Vài nơi khác giao chiến
vài ngày hoặc vài tuần, và chỉ có những thành trì vững chãi nhất mới
trụ được lâu hơn vài tháng. Thành Cát Tư Hãn đã học được nhiều
kinh nghiệm từ những chiến dịch ở các thành phố Nữ Chân: không
chỉ là cách chiếm các thành trì kiên cố, mà còn cả cách xử trí với
chúng sau đó, cụ thể là làm thế nào để thu thập của cải hiệu quả
nhất. Ông không muốn lặp lại sai lầm của vụ cướp bóc hỗn độn ở
Trung Đô. Ở Khwarizm, ông ban hành hệ thống mới, hiệu quả hơn:
đảm bảo cả thành phố sạch bóng người và thú vật trước khi bắt đầu