cướp bóc của cải, nhờ vậy giảm thiểu khả năng quân lính của ông
gặp nguy hiểm.
Trước khi bắt đầu cướp phá, các chiến binh Mông Cổ đối xử với
dân chúng của kẻ địch theo một trình tự như nhau. Trước hết, họ
giết chết binh lính. Quân Mông Cổ phụ thuộc vào kỵ binh, bởi vậy họ
không cần lính bộ binh được đào tạo để bảo vệ tường thành, và
quan trọng hơn, họ không muốn cả một quân đội lớn của kẻ thù cũ
chắn giữa đường về Mông Cổ. Họ luôn muốn đường về nhà rộng
mở và thông thoáng. Sau khi hành hình quân lính, quan chức Mông
Cổ sai quân phân loại dân thường theo ngành nghề. Những người
có ngành nghề bao gồm bất kỳ ai có thể đọc và viết bất kỳ ngôn ngữ
nào – tu sĩ, thầy thuốc, nhà chiêm tinh học, quan xử án, thầy bói,
công trình sư, giáo viên, thầy tế Hồi giáo, giáo sĩ Do Thái, hay thầy
tu. Người Mông Cổ đặc biệt cần thương nhân, người cưỡi lạc đà, và
những người biết nhiều thứ tiếng, cũng như nghệ nhân. Những
người này sẽ được người Mông Cổ trọng dụng, bởi bản thân họ
không làm gì khác ngoài đánh trận, chăn gia súc, và săn bắn. Đế
quốc ngày càng lớn mạnh của họ cần công nhân lành nghề trong
gần như mọi ngành nghề, bao gồm thợ rèn, nghệ nhân gốm, thợ
mộc, thợ làm đồ nội thất, thợ dệt, thợ da, thợ nhuộm, thợ mỏ, thợ
làm giấy, thợ thổi thủy tinh, thợ may, người làm trang sức, nhạc
công, thợ cắt tóc, ca sĩ, người mua vui, thầy thuốc và đầu bếp.
Những người không có ngành nghề được tập hợp lại để hỗ trợ
tấn công thành phố tiếp theo: họ mang vác vật nặng, đào hầm công