nhất không phải nhờ vào các chiến binh, mà bằng ngòi bút của các
học giả và người ghi chép. Trước khi báo chí ra đời, thư từ của tầng
lớp trí thức đóng vai trò chính yếu trong việc định hình ý kiến của
dân chúng, và trong cuộc chinh phục vùng Trung Á, chúng đã đóng
vai trò rất tích cực với Thành Cát Tư Hãn. Quân Mông Cổ hoạt động
dựa trên một cỗ máy tuyên truyền ảo, liên tục thổi phồng số người
chết trong chiến trận và gieo rắc nỗi sợ hãi tới mọi nơi mà tin tức lan
truyền tới được.
Tới tháng Tám năm 1221, chỉ một năm sau khi chiến dịch bắt
đầu, tướng lĩnh Mông Cổ gửi thư yêu cầu người dân Triều Tiên cống
nạp cho họ thêm một trăm nghìn tờ giấy thuộc loại giấy nổi tiếng của
họ. Khối lượng giấy này cho thấy người Mông Cổ phải ghi chép
ngày càng nhiều vì đế quốc ngày càng lớn mạnh, và đồng thời cũng
cho thấy rằng họ rất coi trọng việc ghi chép lịch sử. Giấy viết dần trở
thành vũ khí hiệu quả nhất trong kho vũ khí của Thành Cát Tư Hãn.
Ông không quan tâm tới việc ghi lại các chiến tích hay thơ ca tán
tụng tài năng của mình; thay vào đó, ông cho phép người dân tự do
lan truyền các câu chuyện tệ hại và phi lý nhất về ông và quân Mông
Cổ.
Từ mọi toà thành thất thủ, quân Mông Cổ lại gửi đi các đoàn sứ
giả tới các thành phố khác để báo cho họ về những điều kinh khủng
chưa từng thấy mà chiến binh Mông Cổ gây ra với các khả năng gần
như phi phàm của họ. Ta vẫn còn cảm thấy được sức mạnh của
những từ ngữ ngày qua lời nhân chứng do các nhà chép sử ghi lại,