cho thấy con số thật sự hiếm khi vượt quá một phần mười số
thương vong được ghi chép lại. Khu vực sa mạc khô cằn ở đây lưu
giữ xương cốt suốt hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, song
không có nơi nào có lưu lại dấu vết của hàng triệu người được cho
là đã bị quân Mông Cổ tàn sát.
Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy
các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu, bởi ông thường
san bằng cả một thành phố vì nguyên nhân chiến lược, cũng như để
trả thù hay gây hoảng loạn. Để tái cấu trúc dòng chảy hàng hóa ở
Trung Á – một nỗ lực trên diện rộng và vô cùng thành công – ông đã
phá hủy các thành phố trên các tuyến đường ít quan trọng hay khó
qua lại hơn, để dồn việc giao thương vào các tuyến đường nơi quân
của ông có thể dễ dàng kiểm tra và giám sát. Để ngăn hàng hóa đi
qua một khu vực, ông phá hủy cả thành phố tới những viên gạch
cuối cùng.
Bên cạnh việc phá hủy có tổ chức một số thành phố, ông cũng
làm giảm số dân trên một diện tích đất lớn bằng cách từ từ phá hủy
hệ thống tưới tiêu. Không có nước tưới, dân làng và nông dân phải
rời đi, và ruộng đồng quay trở lại thành đất chăn thả. Điều này tạo ra
nhiều vùng đất rộng rãi được để dành cho bầy gia súc đi cùng quân
đội, và làm dự trữ cho các chiến dịch trong tương lai. Giống như khi
ông đào xới vùng đất nông nghiệp trước khi rời miền Bắc Trung Hoa
để trở về Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn luôn muốn có một khoảng
đất thoáng đãng để lui hay tiến quân, nơi quân đội của ông luôn có