công bằng phương pháp khoa học.” Dù người Mông Cổ “hiếu
chiến,” họ đã tiến xa đến vậy vì “họ đã dành thời gian cho các
phương châm triết học.”
Gần như mọi khía cạnh của đời sống Âu châu – công nghệ,
chiến tranh, phục trang, buôn bán, ẩm thực, nghệ thuật, vân học và
âm nhạc – đều thay đổi dưới thời Phục hưng vì chịu ảnh hưởng của
Mông Cổ. Bên cạnh những hình thức giao chiến mới, máy móc mới,
và món ăn mới, ngay cả những yếu tố tầm thường nhất của đời
sống hằng ngày cũng thay đổi vì người châu Âu đổi sang dùng vải
Mông Cổ, mặc quần và áo khoác thay vì áo chẽn và áo choàng,
dùng cây vĩ để chơi nhạc cụ thay vì gảy ngón tay, và vẽ tranh theo
phong cách mới. Người châu Âu còn học câu cảm thán hurray của
người Mông Cổ để khuyến khích lòng can đảm và cổ vũ lẫn nhau.
Với nhiều thành tựu như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi
Geoffrey Chaucer
, nhà thơ Anh ngữ đầu tiên, đã dành câu chuyện
dài nhất trong cuốn Những câu chuyện xứ Canterbury cho nhà chinh
phục người Á Thành Cát Tư Hãn. Ông viết về Thành Cát Tư Hãn và
các chiến công của ông với lòng ngưỡng mộ không che giấu. Thế
nhưng trên thực tế, chúng ta lại bất ngờ khi biết rằng người Mông
Cổ, những người bị phần còn lại của thế giới ngày nay xem như bọn
man rợ khát máu chính hiệu, lại được các học giả thời Phục hưng
nhận xét như vậy. Chân dung người Mông Cổ được Chaucer hay
Bacon vẽ nên khác xa những hình ảnh ta biết từ những cuốn sách
hay bộ phim sau này khắc họa Thành Cát Tư Hãn và đội quân của