THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 27

Charlemagne hay Napoleon cùng với những thành tựu hay nhiệm vụ

đặc biệt của họ với lịch sử. Tuy nhiên, với Thành Cát Tư Hãn và

người Mông Cổ, các thành tựu của họ rơi vào quên lãng, trong khi

những gì được cho là tội lỗi và sự bạo tàn của họ thì lại bị phóng đại

lên. Thành Cát Tư Hãn trở thành khuôn mẫu của một kẻ tàn bạo, tên

mọi rợ khát máu, kẻ chinh phạt nhẫn tâm lấy việc hủy diệt làm thú

vui. Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ của ông trở thành

những bức tranh biếm họa một chiều, biểu tượng của mọi thứ nằm

ngoài biên giới của sự văn minh.

Tới thời kỳ Khai sáng, vào cuối thế kỷ mười tám, hình ảnh đáng

sợ này xuất hiện trong Con côi Trung Hoa, vở kịch của Voltaire viết

về cuộc xâm lược Trung Hoa của Thành Cát Tư Hãn: Người ta gọi

ông là vua của các vị vua, Thành Cát Tư Hãn hung hãng, người tàn

phá những cánh đồng châu Á phì nhiêu.” Trái ngược với lời Chaucer

ca ngợi về ông, Voltaire miêu tả Thành Cát Tư Hãn là “kẻ độc tài hủy

diệt… kẻ tự đắc… cưỡi lên cổ các nhà vua,” nhưng “không hơn gì

một tên lính Scythia hoang dại sinh ra trong vũ khí và rèn luyện để

đổi lấy máu” (Màn I, cảnh I). Voltaire khắc họa Thành Cát Tư Hãn là

kẻ khinh bỉ những giá trị ưu tú của thế giới văn minh xung quanh

ông, vì vậy nên đã hãm hiếp phụ nữ văn minh và hủy diệt những gì

ông không hiểu để thỏa mãn lòng khát khao man rợ tầm thường.

Có nhiều tên gọi bộ lạc của Thành Cát Tư Hãn – Tartar, Tatar,

Mughal, Mogul, Moal, Mongol – nhưng tên gọi nào cũng đi kèm một

lời nguyền đáng kinh sợ. Khi những nhà khoa học thế kỷ mười chín

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.