chiến trường châu Âu, quyền lãnh đạo Đế chế Mông Cổ cũng như
cả thế giới là cuộc chiến không mang tính quân sự mà quân Mông
Cổ dễ dàng chiến thắng, mà là cuộc tranh giành quyền lực giữa các
cháu trai của Thành Cát Tư Hãn. Sự lên ngôi thông qua thỏa hiệp
của Oa Khoát Đài sau cái chết của cha không thể hoàn toàn xoa dịu
xung đột; nó chỉ trì hoãn vấn đề lại một thế hệ, và thế hệ này đang
nắm trong tay toàn bộ lực lượng quân sự của Mông Cổ trên khắp
châu Âu và đang thèm muốn quyền lãnh đạo.
Tốc Bất Đài được phò tá bởi đại diện từ các gia đình của bốn
người con của Thành Cát Tư Hãn. Sau cái chết của người con cưng
của Oa Khoát Đài, một trong những người này sẽ trở thành vị Khắc
hãn tiếp theo, nhưng mà ai? Theo luật Mông Cổ, người kế vị phải
được bầu chọn ở một buổi hốt lý đài, và chiến dịch châu Âu là nền
tảng khẳng định cũng như chiến dịch bầu cử của họ. Những người
cháu tranh giành quyền lãnh đạo và vị trí trong hệ thống thứ bậc
đang dần hình thành, và một phần của việc này bao gồm việc được
ghi nhận chiến công. Cũng như nhiều thủ tục chính trị khác của
Mông Cổ, đây là một cuộc tranh đấu rất quyết liệt. Trong yến tiệc
chiến thắng, Bạt Đô đứng dậy bắt đầu buổi tiệc. Là người uống đầu
tiên, ông thể hiện vai trò của người lớn tuổi nhất và nắm quyền cao
nhất trong bốn người cháu, đồng nghĩa với tuyên bố ông tin rằng
mình sẽ trở thành người kế vị. Quý Do cực lực phản đối, cho rằng
anh nên là người bắt đầu tiệc trước Bạt Đô vì anh là con trai của
Khắc hãn quá cố. Một người cháu khác, Buri, là một người “cứng
đầu và can đảm” nhưng “thốt ra những lời lỗ mãng khi say,” đã nhắc