THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 323

trả nợ khiến Juvaini phải hỏi: “Trong sử sách đã bao giờ có

chuyện… một vị vua trả nợ cho một vị vua khác?”

Trong thế giới thương mại không quen việc tiêu tiền giấy, Mông

Kha hiểu được tầm quan trọng của việc bảo toàn niềm tin và sự

trong sạch của hệ thống tiền tệ. Ngay trước khi qua đời vào năm

1227, Thành Cát Tư Hãn đã cấp phép sử dụng tiền giấy với nguồn

bảo đảm là kim loại quý và lụa. Việc này tiến triển chậm chạp trong

những năm sau này, nhưng tới thời Mông Kha, nguồn tiền giấy cần

phải bị giới hạn theo những cách khác với những đồng xu vàng bạc.

Mông Kha nhận ra mối nguy từ việc xuất tiền giấy và ghi nợ ngay lập

tức mà không có kế hoạch mà các triều đại trước thường làm, vậy

nên năm 1253, ông lập ra Bộ Tiền tệ để kiểm soát và chuẩn hóa việc

sản xuất tiền giấy. Người đứng đầu bộ nắm mọi quyền lực để tránh

việc lưu hành quá nhiều tiền giấy và tiền mất giá do lạm phát.

Mông Cổ cho phép các nước chư hầu tiếp tục sản xuất xu dưới

các đơn vị và trọng lượng như xưa, nhưng họ thiết lập một đơn vị

chung dựa trên sukhe – một nén bạc chia thành năm trăm phần, và

các đơn vị tiền tệ địa phương đều phụ thuộc vào đó. Việc chuẩn hóa

các đơn vị tiền tệ khác nhau này dựa trên sukhe giúp việc tính toán

tiền nong và quy đổi tiền tệ dễ dàng hơn cho cả thương nhân và

quan lại triều đình. Do vậy, tiền bạc được chuẩn hóa giúp Hãn Mông

Kha thu thuế bằng tiền mặt thay vì hàng hóa địa phương. Tương tự,

việc cho lưu hành tiền giấy cho phép triều đình chuẩn hóa các thủ

tục lên kế hoạch ngân sách, bởi họ dần thu thuế bằng tiền mặt thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.