THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 334

ống lớn hơn bắn ra đạn gốm hoặc đạn kim loại chứa đầy mảnh đạn

hoặc thuốc súng, chúng sẽ nổ tung lần nữa khi tiếp xúc. Khi tấn

công, quân Mông Cổ kết hợp tất cả các hình thức công phá như

bom khói, lựu đạn sơ khai, nhựa đường dạng đơn giản, và hỏa tiễn

cháy. Những vũ khí gây nổ họ chế ra có thể phóng đạn với uy lực

mạnh như đại bác thật; họ tìm cách tập trung hỏa lực để bắn hạ một

phần của tường thành.

Việc công phá từ xa khiến dân thành Baghdad bối rối và sợ hãi,

và lính thủ thành trở nên hoang mang, bởi họ chưa từng bị một kẻ

địch tấn công từ ngoài tầm với vũ khí của mình. Bên cạnh các vũ khí

sử dụng thuốc súng, các công trình sư Mông Cổ đã sử dụng gần

như thành thạo mìn để phá tường. Tất cả những phát minh quân sự

này phù hợp với khuynh hướng tránh cận chiến của quân Mông Cổ.

Húc Liệt Ngột phá hủy các đập nước và chuyển hướng dòng sông

Tigris để làm ngập doanh trại của khalifah và khiến họ phải lánh nạn

trong thành. Bức tường nước này hẳn cũng đã gây ảnh hưởng tới

tâm lý người dân Baghdad như bức tường gỗ với người Nga. Ngày

5 tháng Hai năm 1258, quân Mông Cổ phá tường thành Baghdad,

và sau năm ngày, khalifah đầu hàng. Để chuẩn bị cướp bóc thành,

Húc Liệt Ngột yêu cầu dân chúng Baghdad giao nộp vũ khí, để lại

toàn bộ của cải, và đồng loạt ra khỏi thành. Thay vì nghe lệnh, quân

vệ thành tìm cách trốn chạy, nhưng quân Mông Cổ đuổi theo và

đánh hạ họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.