Ban đầu, tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích tìm hiểu vai trò
của người dân bộ lạc trong lịch sử giao thương thế giới và Con
đường Tơ lụa kết nối Trung Hoa, Trung Đông, và châu Ẩu. Tôi tới
thăm các địa điểm khảo cổ, thư viện, và gặp mặt với các học giả dọc
theo con đường từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh qua Trung Á tới Cung
điện Topkapi ở Istanbul. Từ năm 1990 với chuyến đi đầu tiên tới
Buryatia, quận Mông Cổ ở Siberia, tôi lần theo dấu vết của người
Mông Cổ qua Nga, Trung Hoa, Mông Cổ, Uzbekistan, Kazakhstan,
Tajikistan, Kyrgyzstan, và Turkmenistan. Tôi dành một mùa hè để đi
theo con đường di cư cổ đại mà các bộ lạc người Turk đã đi, xuất
phát từ quê hương Mông Cổ để lan rộng ra tới tận Bosnia ở Địa
Trung Hải. Sau đó tôi khoanh vùng đế quốc cổ bằng con đường biển
ước tính của Marco Polo từ Nam Trung Hoa tới Việt Nam, qua Eo
biển Malacca tới Ấn Độ, các nước Ả-rập của vùng Vịnh Ba Tư, và
cuối cùng tới Venice.
Chuyến đi dài đã cung cấp rất nhiều thông tin nhưng không
nhiều hiểu biết như tôi đã hi vọng. Dù vậy, tôi đã nghĩ rằng nghiên
cứu của tôi đã gần kết thúc khi tôi tới Mông Cổ năm 1998, tin rằng
đây sẽ là chuyến đi cuối cùng ngắn ngủi để hoàn chỉnh dự án với
một số thông tin cơ bản về thời trẻ của Thành Cát Tư Hãn. Cuối
cùng nó kéo dài tới năm năm với nghiên cứu sâu rộng hơn cả tôi
tưởng tượng. Tôi nhận ra người Mông Cổ rất sung sướng khi được
tự do sau hàng trăm năm bị nước ngoài điều khiển, và phần nhiều
niềm vui đó được dành để tôn vinh ông tổ của họ, Thành Cát Tư
Hãn. Dù tên tuổi ông đã bị thương mại hóa nhanh chóng trên chai