không mấy khi rời lưng ngựa. Là con trai út, ông là otchigen của gia
đình giống như cha mình, và cũng có quyền thừa kế tước vị Khắc
hãn như Mông Kha khi cha ông trao tước vị đó cho cha mình sau khi
ông mất. Hơn nữa, A Lý Bất Ca cũng được các thành viên khác
trong Hoàng tộc tin tưởng hơn, bởi ông không đe doạ quyền kiểm
soát đất đai của họ, trong khi phong cách hống hách của Hốt Tất
Liệt dễ gây nghi ngờ. Theo đúng luật Mông Cổ, A Lý Bất Ca mở buổi
hốt lý đài ở quê hương Mông Cổ. Người vợ goá và các con trai của
Hãn Mông Kha, cũng như hầu hết các thành viên khác của gia đình
trừ hai anh trai Húc Liệt Ngột và Hốt Tất Liệt, đều ủng hộ ông là
người kế vị hợp pháp và phù hợp nhất. Tháng Sáu năm 1260, đại
diện từ mọi nhánh trong gia đình cùng tuyên bố A Lý Bất Ca là Khắc
hãn mới trong buổi hốt lý đài ở Karakorum.
Nhưng Hốt Tất Liệt đã đảo chính thành công. Theo lời khuyên
của các tùy tùng người Trung Hoa, Hốt Tất Liệt mở hốt lý đài trong
lãnh thổ của mình. Ngoài người của ông, gần như chẳng có ai tới
cả, nhưng ông vẫn được tuyên bố là Khắc hãn. Để giành được lòng
trung thành từ người dân Trung Hoa, cũng trong năm 1260 đó ông
tự xưng là Hoàng đế và chọn tước hiệu “Trung Thống.” Tên gọi này
là phiên bản tiếng Hoa của tên gọi Khắc hãn mang ý nghĩa doanh
trại Trung tâm trong tiếng Mông Cổ, và có Tả quân và Hữu quân.
Dù việc ông lên ngôi có thể bất thường theo truyền thống Mông
Cổ, Hốt Tất Liệt nắm quyền cai trị quân đội Trung Hoa cũng như
nhóm quân Mông Cổ của riêng mình; hơn nữa, ông còn kiểm soát