THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 342

những gì ông và phần lớn quân lính từng gặp ở Mông Cổ hay tại

châu Âu. Nhiều quân lính mắc bệnh tiêu chảy ra máu – có lẽ là bệnh

kiết lỵ – và các loại bệnh dịch khác. Hãn Mông Kha cũng đổ bệnh

nhưng rồi khỏe lên – và rồi, vào ngày 11 tháng Tám năm 1259, ông

đột ngột qua đời. Mỗi ghi chép ghi lại một nguyên nhân tử vong khác

nhau. Người Trung Hoa nói rằng ông chết vì bệnh tả, người Ba Tư

cho là ông chết vì kiết lỵ, và những nguồn khác cho rằng nguyên

nhân là vi bị trúng tên. Cái chết của Mông Kha khiến cả đế quốc

đình trệ; việc tiến quân cũng ngừng lại.

Thay vì nhanh chóng trở về để tham gia vào quá trình bầu ra

Khắc hãn mới như các thủ lĩnh Mông Cổ vẫn làm sau khi ba vị Khắc

hãn trước báng hà, mỗi phe phái lại ra sức bảo vệ phần lãnh thổ

đang có. Ở Trung Đông, Húc Liệt Ngột với thắng lợi mới đây của

mình đang cai trị những vùng đất và thành phố giàu có nhất vương

quốc; ông kiểm soát nhiều của cải hơn toàn bộ phần còn lại của đế

quốc cộng lại. Ông cũng đã giành được một phần vùng thảo nguyên

quý giá ở Azerbaijan từ những người anh em họ đang cai trị nước

Nga. Sợ rằng ông sẽ tiếp tục giành thêm đất đai, các anh em họ ông

giữ chặt lấy lãnh thổ của mình và từ chối quay về Mông Cổ để bầu

cử. Cả Húc Liệt Ngột ở Trung Á và Kim Trướng Hãn Quốc – tên gọi

sau này của các hậu duệ của Truật Xích ở Nga – đều không muốn

mạo hiểm mất đi lãnh thổ của mình để tranh giành tước vị Khắc hãn

tối cao ở Mông Cổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.