tham gia tích cực trong các chiến dịch ở châu Âu và đã được Tốc
Bất Đài – vị tướng lĩnh Mông Cổ tài giỏi nhất – đào tạo; và sau khi
ông qua đời hai năm trước, Mông Kha có lẽ là vị tướng tài năng nhất
có thể lãnh đạo chiến dịch này. Trong lúc vắng mặt trong thời gian
diễn ra chiến dịch, Mông Kha giao toàn bộ quyền quản lý trung ương
và trách nhiệm trông nom con trai và người kế vị ngai vàng cho em
trai út A Lý Bất Ca. Mông Kha ra lệnh cho Hốt Tất Liệt quay về lãnh
thổ của mình để chấm dứt xung đột giữa các phe phái mâu thuẫn
của Đạo giáo và Phật giáo, còn chính ông sẽ chịu trách nhiệm cho
cuộc chinh phạt quan trọng hơn này.
Bắt chước chiến thuật cơ bản của ông mình, Mông Kha trước
hết tấn công các vùng nhỏ và yếu hơn trước khi tiến đánh các mục
tiêu lớn. Với ông, điều này có nghĩa là bắt đầu cuộc chinh phạt bằng
việc tấn công Tứ Xuyên về phía tây và Vân Nam về phía tây nam
nhà Tống, và rồi từ từ tiếp cận và đánh hạ con mồi lớn hơn. Nếu
Mông Cổ giành được quyền kiểm soát các vùng này, họ có thể tiến
đánh nhà Tống đồng thời từ mọi hướng. Tháng Năm năm 1258, chỉ
ba tháng sau khi Húc Liệt Ngột giành được Baghdad, Mông Kha dẫn
quân băng qua sông Hoàng Hà. Chỉ trong vòng một năm, họ đã đi từ
vùng sông Onon lạnh giá gần biên giới Siberia tới miền đất phía
nam nóng ẩm.
Sau khi nhanh chóng giành được các vương quốc bên ngoài,
vào năm thứ hai, Mông Kha bắt đầu đánh trực tiếp nhà Tống, song
thời tiết lại trở nên cực kỳ nóng bức. Khí hậu này khác hẳn với