THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 345

dòng chảy lương thực thiết yếu của Karakorum. Dân số của kinh đô

Mông Cổ trên thảo nguyên đông vượt mức số gia súc ở đây có thể

đáp ứng, và vùng đất xung quanh, mặc cho những nỗ lực bền bỉ để

thu hút nông dân từ các nước khác, vẫn không thích hợp cho nông

nghiệp. Nếu không có lương thực đưa tới từ vùng đất trồng của Hốt

Tất Liệt, người dân ở Karakorum sẽ phải sơ tán hoặc chịu cảnh chết

đói.

Hốt Tất Liệt cắt lương thực và gửi quân tới chiếm Karakorum. A

Lý Bất Ca nỗ lực chiến đấu nhưng dần phải rút quân trước số quân

Trung Hoa quá đông đảo. Karakorum nhanh chóng rơi vào tay Hốt

Tất Liệt, nhưng năm 1261 A Lý Bất Ca tạm thời giành lại được kinh

thành. Quân đội của hai vị hãn này chạm trán hai lần nữa, nhưng

quân đội của A Lý Bất Ca dần suy yếu và hao mòn, bởi đồng minh

của họ nhận thấy vị hãn trẻ tuổi sẽ không bao giờ thắng được người

anh trai già hơn, có quân trang tốt hơn, và có lẽ là thông minh hơn.

A Lý Bất Ca cũng phải đối mặt với mối nguy tồi tệ nhất với người

Mông Cổ: zud, hay nạn đói của động vật. Từ năm 1250 tới năm

1270, nhiệt độ ở Mông Cổ giảm đáng kể. Ở một nơi có hệ sinh thái

mong manh như Mông Cổ, chỉ cần nhiệt độ hằng năm giảm vài độ

cũng khiến lượng mưa vốn đã ít lại càng hạn chế, làm cây cỏ không

mọc được và do vậy động vật dần suy yếu hoặc chết. Không có

ngựa khỏe hay nguồn lương thực dồi dào, và thiếu cả phần đất

nông nghiệp của Hốt Tất Liệt, các đồng minh của A Lý Bất Ca không

đủ sức duy trì một cuộc chiến lâu dài. Mùa đông năm 1263 đặc biệt

khắc nghiệt, và tới mùa xuân tiếp theo, A Lý Bất Ca không còn căn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.