Hoa, người nam Trung Hoa và người nước ngoài, để mỗi quan lại
đều có những người thuộc các văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Giống như Thành Cát Tư Hãn đã thăng chức cho người từ tầng lớp
đáy xã hội tới cấp bậc lãnh đạo cao nhất dựa theo khả năng và
thành tựu của họ chứ không phải nguồn gốc xuất thân, triều đình
của Hốt Tất Liệt liên tục thăng chức cho những người làm các công
việc hèn kém nhất như nấu bếp, gác cổng, ghi chép và thông dịch.
Cả việc đề bạt những người tầng lớp thấp và di chuyển họ tới các
khu vực mới khiến họ ngày càng phụ thuộc và trung thành với triều
đình Mông Cổ và nới lỏng sự kết nối với dân chúng được cai trị.
Không có hệ thống cấp bậc quan lại nghiêm ngặt để quản lý các
địa phương, Hốt Tất Liệt áp dụng hệ thống của Thành Cát Tư Hãn
để đưa ra quyết định thông qua các buổi gặp mặt, hội đồng và bàn
bạc thường xuyên. Bất cứ khi nào có thể, ở mọi cấp bậc, người
Mông Cổ thay thế thủ tục hành chính với các hội đồng theo hình
mẫu các buổi hốt lý đài trên thảo nguyên. Các hội đồng địa phương
phải gặp mặt hằng ngày, và mỗi phương sách mới đều phải được ít
nhất hai vị quan đồng thuận. Hội đồng phải bàn luận các vấn đề và
đi tới một quyết định thống nhất; quyết định này phải do tất cả đưa
ra chứ không phải chỉ một cá nhân. Theo tiêu chuẩn người Trung
Hoa, hệ thống này quá thiếu hiệu quả và không thực tiễn so với việc
để một vị quan quyết định và tất cả mọi người phải tuân theo. Người
Mông Cổ cũng khuyến khích áp dụng các hội đồng nhỏ khác theo
nhiều cách khác nhau. Bệnh nhân không hài lòng với dịch vụ khám
bệnh có thể yêu cầu đền bù từ một hội đồng gồm các đại diện từ