THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 367

phần tri thức và văn hóa Trung Hoa truyền thống. Ông sáng lập ra

Trường tiếng Mông Cổ vào năm 1269, và Đại học Quốc gia Mông

Cổ vào năm 1271 ở Khanbalik. Ông mở các khoa mới và tuyển học

giả để ghi lại các sự kiện đương thời, biên tập và tái bản văn tự cũ,

cũng như quản lý kho lưu trữ.

Triều đình Mông Cổ lưu trữ các văn tự không chỉ bằng tiếng

Mông Cổ mà còn cả tiếng Ả-rập, Ba Tư, Duy Ngô Nhĩ, Đảng Hạng,

Nữ Chân, Tây Tạng, Trung Hoa và các ngôn ngữ ít phổ biến; nhưng

họ vẫn gặp khó khăn khó giải quyết với sự đa dạng ngôn ngữ này.

Vì chỉ có bảng chữ cái Mông Cổ – Duy Ngô Nhĩ, họ khó có thể ghi

chép lại mọi thông tin hành chính cần thiết trên cả vương quốc rộng

lớn. Mỗi ngày, các quan lại phải đánh vần tên của các trấn Trung

Hoa, quân vương Nga, núi Ba Tư, hiền nhân Ấn Độ giáo, tướng lĩnh

Việt Nam, giáo sĩ Hồi giáo và các con sông ở Hungary. Vì dân chúng

Nguyên Mông dùng quá nhiều ngôn ngữ khác nhau như vậy, Hốt Tất

Liệt thử một trong những thí nghiệm tân tiến nhất trong lịch sử học

thuật và hành chính. Ông muốn tạo ra một bảng chữ cái đơn nhất để

viết mọi ngôn ngữ trên thế giới. Ông giao nhiệm vụ này cho lạt ma

Phật giáo Tây Tạng Phagspa, và năm 1269 ông nhận được bộ bảng

chữ cái bốn mươi mốt ký tự bắt nguồn từ bảng chữ cái Tây Tạng.

Hãn Hốt Tất Liệt đặt đây là hệ thống chữ viết chính thức của đế

quốc, nhưng thay vi ép buộc tất cả phải dùng nó, ông cho phép

người Trung Hoa và các dân tộc khác tiếp tục dùng hệ thống chữ

viết của riêng mình với hi vọng cách viết mới, với những lợi thế ưu

việt của mình, sẽ dần thay thế cái cũ. Song các học giả Trung Hoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.