xe tải hỏng, máy bay bị tháo tung, vỏ pháo đã qua sử dụng, và bom
xịt nằm rải rác. Những làn hơi lạ lan toả trong không khí, và các đợt
sương mù dị thường tới rồi đi. Các công trình điêu khắc bằng kim
loại méo mó cao vài tầng lầu – tàn tích kỳ lạ của những cấu trúc
không rõ mục đích. Các toà nhà đổ nát, từng là nơi chứa thiết bị
điện tử bí mật, giờ nằm trơ trọi giữa các đụn cát thấm đẫm dầu,
không chút sức sống. Thiết bị từ các chương trình vũ khí cũ nằm bỏ
không dọc thảo nguyên sứt sẹo. Hàng loạt ao nước đen bí hiểm
chứa các hóa chất không xác định lấp lánh kỳ quái dưới ánh mặt trời
chói chang. Những mảnh vụn đen đúa không rõ nguồn gốc trôi nổi
trong chất lỏng ứ đọng này, và xương động vật, xác khô, các mẩu
lông và nhúm lông vũ đọng lại ở mép vũng. Ở bên kia nghĩa địa kinh
hoàng của thế kỷ hai mươi này – trong sự tương phản sắc nét nhất
có thể tưởng tượng được – là quê hương nguyên sơ, đóng kín của
Thành Cát Tư Hãn: hàng trăm dặm rừng nguyên sinh, núi, thung
lũng sông, và thảo nguyên.
Bước vào Khu vực Hạn chế Cao không chỉ là một bước lùi về
quá khứ, mà còn là cơ hội để khám phá thế giới của Thành Cát Tư
Hãn gần đúng như những gì ông để lại. Khu vực này đã sống sót
như một hòn đảo mất tích bị bao quanh, nhưng lại được bảo vệ, bởi
những hậu quả kinh hoàng nhất của công nghệ thế kỷ hai mươi. Bị
cản trở bởi cây đổ, bụi rậm, và những tảng đá lớn, phần lớn nơi này
không thể thâm nhập được, và lính gác chỉ thỉnh thoảng tuần tra
những phần còn lại trong suốt tám thế kỷ vừa rồi. Khu vực cấm địa
này là một tượng đài sống dành cho Thành Cát Tư Hãn; chúng tôi