của băng để có thể cưỡi ngựa qua sông, khi nào nên đi bộ qua, và
khi nào nên phá băng và lội qua làn nước lạnh.
Một số tên địa danh ở Mông Cổ mang tính chất miêu tả, cho
phép chúng tôi diễn giải chúng theo tiếng Mông Cổ và dễ dàng áp
dụng vào quang cảnh xung quanh mình. Văn tự kể rằng đầu tiên
Thành Cát Tư Hãn trở thành trưởng bộ lạc ở Hồ Khokh cạnh Núi
Khara Jirugen, nghĩa là Hồ Xanh cạnh Núi Hình Tim Đen. Danh tính
nơi này đã được lưu giữ suốt nhiều thế kỷ và có thể dễ dàng tìm
thấy bởi bất cứ ai. Một số tên gọi khác liên quan tới nơi ông sinh ra,
như Đồi Vú hay Hồ Lá Lách thì khó khăn hơn, vì không ai chắc chắn
những cái tên trên miêu tả đặc điểm hình dáng của nơi này hay một
sự kiện đã diễn ra ở đây, cũng như bởi hình dạng của hồ và sông có
thể đã thay đổi sau tám thế kỷ ở vùng đất khô cằn và bị gió xói mòn
này.
Dần dà, chúng tôi ráp nối câu chuyện lại hết mức có thể với
những bằng chứng có trong tay. Bằng cách tìm lại những nơi chốn
từ thời thơ ấu của Thành Cát Tư Hãn và lần theo đường đi của các
sự kiện khắp vùng đất, chúng tôi đã có thể trực tiếp sửa lại một số
quan niệm sai lầm về cuộc đời ông. Ví dụ, dù chúng tôi có tranh cãi
về danh tính chính xác của mô đất dọc sông Onon nơi ông chào đời,
rõ ràng con sông với cây cối rậm rạp và nhiều đầm lầy khác xa vùng
thảo nguyên bao la, nơi cư trú của phần lớn dân du mục và cũng là
nơi hầu hết các sử gia cho rằng Thành Cát Tư Hãn đã lớn lên. Sự
khác biệt này nhấn mạnh sự khác nhau giữa ông và những người