bậc bằng cách nâng vị thế xã hội của họ lên trên mọi tôn giáo và
ngành nghề, chỉ đứng sau quan lại. Họ cũng tiếp tục hạ thấp các học
giả Khổng giáo từ vị trí cao nhất trong xã hội Trung Hoa truyền thống
xuống bậc thứ chín, xếp sau gái làng chơi nhưng cao hơn người ăn
xin.
Từ thời Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ đã nhận ra có
những mặt hàng bị cho là bình thường ở một nơi thì lại kỳ lạ và có
thể bán được ở một nơi khác. Những thập niên cuối thế kỷ mười ba
là lúc mở ra một cuộc tìm kiếm gần như điên cuồng các mặt hàng
mới có thể bán được ở đâu đó trong mạng lưới buôn bán ngày càng
mở rộng, hay một cách tiếp thị mới cho các mặt hàng cũ. Chắc hẳn
mọi vật phẩm, từ thuốc nhuộm, giấy và thuốc tới quả hồ trăn, pháo
hoa hay thuốc độc đều có người mua tiềm năng, và quan lại Mông
Cổ dường như nhất quyết muốn tìm ra người mua đó có thể là ai và
ở đâu. Nhằm đáp ứng nhu cầu của một thị trường rộng khắp, các
xưởng của người Mông Cổ ở Trung Hoa cuối cùng không chỉ sản
xuất các mặt hàng thủ công Trung Hoa truyền thống như gốm hay
lụa cho thị trường toàn cầu, mà còn thêm cả những vật phẩm hoàn
toàn mới dành riêng cho các thị trường chuyên biệt, như sản xuất
hình ảnh Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng khảm ngà voi để xuất
khẩu tới châu Âu.
Nhờ khuyến khích buôn bán, nhiều loại vải mới đã được làm ra
bằng cách lấy sản vật địa phương và tìm thị trường nước ngoài để
bán chúng. Nguồn gốc các loại vải này trong nhiều trường hợp vẫn