của bạn. Bên ngoài, bạn sẽ cư xử giống như những gì bạn nói với bản thân ở
bên trong.
Cách thứ ba để thể hiện bạn được nuôi lớn với những cảm giác tội lỗi là bạn
dễ dàng bị thao túng bởi mặc cảm tội lỗi. Bạn là kết quả của sự tức tối hay
thiếu kiên nhẫn mà những người khác sử dụng để thao túng hành vi của bạn.
Ngay cả những người bạn không quen cũng có thể kéo “những sợi dây tội
lỗi” của bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái hay thậm chí là thuận
theo yêu cầu của họ. Bạn trở nên giống như một con rối, và người tạo ra mặc
cảm tội lỗi trở thành người điều khiển con rối.
Hầu như tất cả những hành động cầu xin sự khoan dung đều dựa trên việc sử
dụng thành thạo mặc cảm tội lỗi để điều khiển các cảm xúc của bạn, khiến
bạn cảm thấy mình không xứng đáng với mức sống và sự thành đạt đang có.
Bạn cần nhận thức về cách mà mặc cảm tội lỗi thường gây ảnh hưởng tới
bạn. Bạn sẽ thấy nó ở khắp nơi.
Nhà thơ W.H. Auden viết: “Những người từng bị ảnh hưởng bởi tội ác thì
ngược lại, họ sẽ gây ra tội ác”.
Biểu hiện thứ năm của mặc cảm tội lỗi, và có lẽ là biểu hiện phổ biến nhất, là
sự phát triển của “nỗi lo sợ ám ảnh kiểu nạn nhân”. Người ta cảm thấy giống
như một nạn nhân và nói chuyện như thể một nạn nhân. Con người với
những cảm giác tội lỗi thầm kín luôn đưa ra lời xin lỗi. Thực tế là, người đó
luôn nói: “Tôi xin lỗi”. Ngoài ra, người đó sử dụng “ngôn ngữ của nạn
nhân”, các cách nói chuyện thật sự là lời cầu xin để “không còn mặc cảm tội
lỗi”.
Các hình thức phổ biến nhất của ngôn ngữ nạn nhân mà bạn nghe được là:
“Tôi không thể”, “Tôi phải”, hay các cụm từ kết hợp “Tôi phải, nhưng tôi
không thể; tôi không thể, nhưng tôi phải”.
Một hình thức khác của ngôn ngữ nạn nhân là từ “cố gắng”. Bất cứ khi nào
mọi người nói câu: “Tôi sẽ cố gắng”, là họ đang xin lỗi trước cho sự thất bại.
Họ đang báo hiệu một cách tin tưởng mình sẽ thất bại trong mọi việc. Và
bằng trực giác, bạn biết được đây là những tín hiệu cho sự thất bại sắp tới.
Nếu bạn tới gặp luật sư và yêu cầu người đó bảo vệ bạn trong một vụ kiện,
người đó xem xét trường hợp của bạn và đáp: “Được rồi, tôi sẽ cố gắng”, thì
bạn sẽ cảm thấy thế nào?