mối quan hệ. Lắng nghe là cách bạn thể hiện mức độ coi trọng của mình với
người khác và những gì họ đang nói. Chỉ khi bạn lắng nghe người khác và
lắng nghe đầy đủ, là bạn đang chứng tỏ họ rất có ích và quan trọng. Những
vị lãnh đạo, doanh nhân, giám đốc và những người bạn thành đạt nhất đều là
những người biết lắng nghe tài tình và khôn khéo.
Có ba lợi ích chính khi trở thành người biết lắng nghe. Đầu tiên là lắng nghe
tạo dựng niềm tin. Bất cứ khi nào ai đó lắng nghe chúng ta thì chúng ta tin
tưởng họ hơn. Cách nhanh nhất để hai người xây dựng niềm tin với nhau là
biết lắng nghe nhau một cách chăm chú và tán thưởng.
Lợi ích thứ hai là lắng nghe tạo dựng lòng tự trọng. Khi bạn chăm chú lắng
nghe một người thì lòng tự trọng của họ sẽ tăng lên. Bất cứ khi nào ai đó
chăm chú lắng nghe bạn thì lòng tự trọng của bạn cũng tăng lên. Bạn cảm
thấy mình quan trọng và có ích hơn.
Lợi ích thứ ba là lắng nghe tạo dựng kỷ luật tự giác. Nó đòi hỏi sự làm chủ
cá nhân rất lớn và việc tự kiểm soát để lắng nghe người khác một cách chăm
chú. Trung bình, một người nói 150 từ/phút, trong khi đó bạn có thể lắng
nghe 160 từ/phút. Việc lắng nghe tích cực đòi hỏi bạn phải kiểm soát sự tập
trung chú ý và giữ cho bản thân tập trung vào người nói. Bạn càng rèn luyện
bản thân để lắng nghe mà không bị sao lãng thì bạn sẽ càng hoạt động hiệu
quả hơn ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Lắng nghe một cách tích cực
Bước đầu tiên của việc lắng nghe tích cực là lắng nghe một cách tập trung.
Hãy đối diện trực tiếp với người nói. Hơi ngả người về phía trước, hướng về
phía người nói. Nếu bạn đang đứng thì hãy dồn trọng lượng cơ thể lên các
đầu ngón chân để cơ thể hướng về phía trước. Hãy quan sát kỹ miệng và mắt
người nói. Điều này thể hiện bạn đang hoàn toàn tập trung vào những gì họ
nói. Nó khiến họ hiểu rõ rằng bạn hoàn toàn thân mật khi đối thoại.
Bước thứ hai của việc lắng nghe tích cực là lắng nghe không ngắt quãng.
Hầu hết mọi người không thật sự lắng nghe khi người khác nói. Họ đang mải
nghĩ đến những gì mình sẽ nói khi người kia ngừng lại.
Bất cứ khi nào người nói cảm nhận rằng người nghe chỉ đợi có cơ hội để
nhảy vào, hay những suy nghĩ của người kia đang ở đâu đó, thì họ sẽ cảm
thấy bực mình, không thoải mái và bị sỉ nhục. Nhưng khi người nói cảm thấy
người kia đang hướng về mình và những gì mình đang nói thì họ sẽ cảm thấy