Bước thứ năm của việc lắng nghe tích cực đó là phản hồi. Hãy dùng lời lẽ
của mình để diễn giải lại những gì người kia đã nói. Việc diễn giải và phản
hồi thể hiện bạn đang ca tụng họ thể hiện sự tập trung chú ý cẩn thận của
bạn. Trên thực tế, chỉ khi nào bạn có thể phản hồi chính xác ý của người nói
thì bạn mới thật sự hiểu họ.
Hãy thử làm việc này khi một người khác ngừng nói. Hãy ngừng lại trong 3-
5 giây rồi nói “Để chắc là tôi hiểu bạn, điều bạn đang nói là thế này”. Và sau
đó tiếp tục phản hồi bằng lời lẽ của mình.
Tất cả những việc đó đều giúp bạn tăng khả năng giao tiếp. Bạn tạo dựng
được niềm tin giữa hai người, xây dựng được lòng tự trọng cao ở người kia
và phát triển được ý thức kỷ luật tự giác cho mình.
Lắng nghe một cách cảm thông
Lắng nghe cảm thông có liên quan đến việc chăm sóc một cách chân thành
và hành động như một người phát ngôn cho người kia, chứ không phải chỉ cố
tự mình giải quyết các vấn đề của họ.
Các nhà trị liệu sử dụng kỹ năng lắng nghe cảm thông này bằng cách phản
hồi những lời lẽ của người đó theo một hình thức khác. Nếu người đó nói:
“Tôi thật sự thấy nản lòng với công việc”, bạn có thể nói: “Bạn nói như thể
bạn đang cảm thấy công việc quá tải vậy”.
Khi bạn phản hồi những lời lẽ của một người, bạn giúp họ không chỉ hiểu
vấn đề hơn mà còn tìm được giải pháp sáng suốt.
Có hai kiểu lắng nghe cảm thông là: phản ánh giản đơn và phản ánh diễn
giải. Trong kiểu phản ánh giản đơn, bạn thể hiện lại những gì mà người nói
đã nói mà không thêm bớt và không tìm hiểu sâu ý nghĩa ẩn giấu và thông
điệp ngụ ý. Bạn chỉ đơn giản đặt những lời lẽ của mình vào những gì vừa
nghe thấy và phản hồi. Nếu một người nói: “Tôi thật sự rất lo lắng”, bạn chỉ
nói đơn giản: “Dường như bạn thật sự lo lắng”.
Trong kiểu phản ánh diễn giải bạn không chỉ đơn giản là nhắc lại những gì
mà người đó vừa nói. Thay vào đó, bạn phản ánh lại những gì xuất hiện
trước bạn thành một thông điệp cơ bản: “Có điều gì đó thật sự khiến bạn lo
lắng về công việc; có phải là ông chủ đang đặt quá nhiều sức ép lên bạn
không?”
Với kiểu phản ánh diễn giải, bạn có thể làm một trong hai việc. Một là, bạn