Hãy hỏi mọi người: “Vì sao bạn lại làm công việc này?” và “Vậy thì bạn làm
gì?” Những câu hỏi này sẽ giúp bạn duy trì cuộc chuyện trò. Nếu người đó
trở nên sốt ruột, nhìn quanh hay nhìn ra xa, đó là dấu hiệu bạn nên chuyển
sang chủ đề khác thú vị hơn.
Khi điều này diễn ra, đơn giản hãy ngừng lại trong giây lát, sau đó hỏi câu
hỏi khác bắt đầu với một trong những từ Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách
nào? Tại sao? Ai? Hay “Bạn sống ở đây được bao lâu rồi?”, “Bạn đi học ở
đâu?”, “Bạn bắt đầu làm việc ở công ty đó từ khi nào?”
Nguyên tắc thứ hai để có một cuộc chuyện trò hiệu quả là nắm lấy lượt của
mình. Dĩ nhiên điều này có nghĩa rằng đó không phải là một cuộc độc thoại.
Nếu bạn đã từng thấy rằng bạn phải nói chuyện liền một mạch trong ba phút,
không có câu hỏi hay bình luận gì từ người nghe cả, thì chắc chắn bạn đang
nói đến một chủ đề mà chỉ mình bạn quan tâm. Chúng ta đều mắc sai lầm.
Hãy nhớ rằng, nếu người khác không hưởng ứng, thì những gì mà chúng ta
đang làm chỉ là tạo ra những lời nói, chứ không phải đang chuyện trò.
Nắm lấy lượt của mình cũng có nghĩa là không ngắt lời người khác khi họ
đang nói. Và khi bạn bị ngắt lời thì điều lịch sự nhất nhưng cũng khó khăn
nhất là im lặng. Đừng quay lại và kết thúc câu chuyện trừ khi người ta yêu
cầu bạn làm thế.
Quy luật thứ ba để có một cuộc chuyện trò hiệu quả là nghĩ trước khi nói.
Tránh nói những gì khiến ai đó buồn phiền, ngượng ngập hay không thoải
mái. Hãy tỏ ra lịch thiệp và nhận thức được các cảm giác của những người
khác.
Ngược lại với sự tế nhị là sự thiếu suy nghĩ. Cách tốt để tránh việc thiếu tế
nhị là không quá cứng rắn với bất cứ việc gì. Benjamin Franklin trong một
cuốn tự truyện đã kể về quá trình thay đổi nhân cách và ấn tượng của mình
với người khác, bằng cách bắt đầu thể hiện quan điểm với những từ như:
“Dường như với tôi” hay “Có ai đó nói rằng”, v.v... Nếu bạn thể hiện các
quan điểm theo cách thăm dò, để tỏ ra mình cởi mở với khả năng là có thể bị
sai, bạn sẽ thấy người khác dễ dàng lắng nghe và đánh giá đúng các ý kiến
của bạn.
Để cuộc đối thoại thành công, hãy tôn trọng tự do của người khác và giành
lấy một ít tự do cho mình. Một số người có thói quen phỏng vấn người khác
và hỏi họ rất nhiều câu hỏi không liên quan. Hãy trả lời chung chung, không
ám chỉ ai và cho người đó cơ hội quyết định có muốn cởi mở với bạn hay