nhiêu. Hãy cụ thể hóa, có định hướng tương lai và định hướng giải pháp.
Hãy nói những điều như: “Trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải giữ
lại những ghi chú chính xác và kiểm tra lần cuối trước khi bạn gửi hàng”.
Sáu là, hãy đề nghị giúp đỡ. Hãy hỏi: “Tôi có thể làm gì giúp bạn không?”
Hãy chuẩn bị để cho người đó thấy những gì phải làm và làm như thế nào.
Giống như một bậc phụ huynh, hay nếu bạn là người có thẩm quyền, một
trong những nhiệm vụ chính của bạn là trở thành người hướng dẫn. Bạn
không thể hy vọng người khác làm điều gì đó khác đi mà không chỉ dẫn cho
họ phải làm như thế nào.
Bảy là, khi ai đó mắc lỗi, hãy nghĩ họ mắc lỗi không phải do chủ định, ý
định ban đầu của họ là tốt. Vấn đề là kỹ năng bị hạn chế, thông tin không
đầy đủ hay một sự hiểu lầm nào đó.
Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, ủng hộ, rõ ràng và mang tính xây dựng thay vì
giận dữ và có thái độ tiêu cực. Hãy xây dựng con người hơn là đánh đổ họ.
Cách nhanh nhất để bạn xây dựng lòng tự trọng và sự phát triển cá nhân ở
người khác là chấm dứt ngay tất cả những chỉ trích tiêu cực.
NHỮNG MÔ HÌNH THÓI QUEN TIÊU CỰC
Có hai mô hình thói quen tiêu cực chủ yếu mà chúng ta được học khi còn
nhỏ, đó là sự ức chế và sự thúc ép. Việc hiểu được ảnh hưởng của chúng
trong cuộc sống và học cách chống lại những ảnh hưởng của chúng là rất cần
thiết, nếu bạn muốn thành công.
Sự ức chế hình thành trong trẻ khi chúng ta cứ lặp đi lặp lại với chúng những
câu như: “Đừng! Tránh xa thứ đó ra! Ngừng ngay việc đó lại! Đứng chạm
vào đó! Cẩn thận đấy!” Sự thôi thúc tự nhiên của trẻ là được sờ mó, ngửi,
nếm, cảm nhận và khám phá mọi thứ trong thế giới của chúng. Khi cha mẹ
phản ứng lại hành động này của trẻ bằng cách la hét, đánh hoặc bằng một số
hình thức phản đối khác, thì đứa trẻ chưa thể hiểu được điều gì đang diễn ra.
Thay vào đó, đứa trẻ lại tiếp nhận thông điệp là cứ mỗi lần mình thử làm
điều gì đó mới hay khác lạ thì cha mẹ sẽ giận và không yêu mình nữa. Chắc
hẳn là vì mình còn quá nhỏ, mình bất tài, mình không có khả năng, mình
không thể làm được.
Cảm giác “mình không thể” này sẽ sớm kết tinh thành “nỗi sợ thất bại”. Và
nỗi sợ thất bại này là trở ngại lớn nhất của thành công khi trẻ trưởng thành.
Nó xuất hiện trong bạn mỗi khi bạn nghĩ đến việc thử bất cứ điều gì đó mới