Điểm đặc biệt là cứ mỗi một nữ đệ tử xin nhập môn phải có một số tiền gọi
là tiền bái kiến sư phụ, nhiều thì phải kể vạn, mà ít thì cũng phải vài ngàn
lạng. Ngoài chuyện tiền ra, còn phải đưa tới nộp thêm các loại đồ thêu, có
người thêu cả một cái áo đạo bào, có người chắp lông hạc thành cả một cái
áo thụng, lại cũng có người thêu cả một cây cờ phạn treo phất phới trước
Phật đài. Cũng có những anh quan nhỏ, cấp bậc chức vụ chẳng cao bằng ai,
hoặc tiền bái kiến sư phụ quá ít ỏi, đành phải cho vợ hay con gái tới để bái
kiến Nguyên, hắn bèn chẳng thèm để ý tới.
Thú vị nhất là mấy anh vương gia cũng thiếp đi thư lại, mong sao cầu thân
được với Nguyên, ấy thế hắn đã chịu cho đâu, cứ một mặt phớt lờ.
Người duy nhất được Động Nguyên đạo sĩ gọi đệ đệ huynh huynh, đó là Lý
Liên Anh. Thực tế, chỉ có Anh mới là kẻ chí tình được với hắn. Cả hai tên
tâng bốc lẫn nhau trước thái hậu, nói tốt cho nhau không thiếu một chuyện
gì!
Lại một năm, đúng ngày rằm tháng giêng. Tây thái hậu đích thân lại tới
Bạch Vân quán hành hương. Và rồi từ đó, hằng năm như một cái lệ, các
quan viên văn võ trong kinh thành cứ đúng ngày rằm tháng giêng phải tới
Bạch Vân quán hành hương.
Một hôm trước ngày rằm, Động Nguyên đạo sĩ sửa soạn tiệc vui, mời các
vương gia đại thần tiệc tùng vui nhộn suốt ngày trong miếu.
Rồi từ ngày rằm ấy, cửa miếu mở toang, mặc sức cho khách thập phương
chen nhau vào lễ Phật. Ngày hội bắt đầu từ đó, kéo dài mãi tới hai mươi
lăm mới hết, vừa đúng mười ngày.
Thôi thì trai thanh gái lịch, ngựa xe kéo nhau tới như nước, phố xá chốn
kinh thành đông nghẹt. Người ta đặt tên cái ngày hội đó là ngày "hội Thần
tiên".
Hội Thần tiên, đâu có phải chỉ riêng bọn bách tính bình dân, mà cả những
bà phúc tấn của các vị vương gia, các bà mệnh phụ của các đại thần, công
khanh, các tiểu thư khuê các, các cách cách quý tộc, ăn mặc vô cùng lịch
sự, trang điểm vô cùng mỹ miều.
Các bà phúc tấn, các bà mệnh phụ, các tiểu thư, cách cách này đi trẩy hội
khác hẳn bọn dân giã quê mùa. Các bà, các cô đã tới miếu, thì tối hôm đó