nghèo mạt, nghèo đến không có gạo ăn hằng ngày nữa! Ngô thị lang cũng
muốn chạy vạy chỗ này chỗ kia, may ra cuộc đời có khá hơn đôi chút,
nhưng khổ cái là lại chẳng có xu nhỏ nào trong túi. Ấy thế mà Úc thị, vợ
cưng của ông, lại là một trang mỹ nhân tuyệt thế, biết tiêu tiền, khắp quan
gia quyến thuộc trong thành ái mà chẳng rõ như vậy.
Năm đó, đúng vào ngày mồng bẩy tháng giêng, Úc thị vào phủ Bát vương
gia để mừng tuổi năm mới, vừa gặp lúc bà phúc tấn của vương gia đang
trang điểm son phấn để trẩy hội Thần tiên ở Bạch Vân quán. Thấy vậy, Úc
thị cao hứng cũng theo bà phúc tấn ra đi.
Động Nguyên đạo sĩ vừa trông thấy Úc thị đã vội hỏi bà phúc tấn xem đó là
vị thái thái của nhà nào? Bà phúc tấn liền giới thiệu cho Nguyên biết đó là
phu nhân Ngô thị lang.
Đã từ lâu Nguyên nghe tiếng Úc thị sắc nước hương trời và đã có lòng
ngưỡng mộ, nay bỗng được gặp, đời nào chịu để cá về sông! Thế là ngay
sau đó, Nguyên ngỏ ý muốn thu Úc thị làm can nữ. Trái lại, Úc thị vội thối
thác, chỉ vì không đem theo số tiền bái kiến sư phụ.
Xin nhớ cho rằng muốn làm một can nữ hoặc một nữ đệ tử của Động
Nguyên đạo sĩ đâu phải chuyện dễ. Nhiều ít gì thì cũng phải có một cái lễ
bái kiến.
Lễ bái kiến nhiều thì trên vạn ít thì cũng vài ngàn lạng, chứ đâu có cái
chuyện cười suông mà được! Đó là chưa kể còn phải có thân bằng quyến
thuộc năm, ba lần khẩn cầu đến mới mong có cơ được ghi vào danh sách đó
của Nguyên. Ấy thế mà nay đối với Úc thị thì chính Động Nguyên đạo sĩ
lại phải hạ mình xuống khẩn cầu để thu làm can nữ, thử hỏi còn gì vinh
hạnh hơn cho Úc thị nữa chứ?
Bà phúc tấn ngồi bên cạnh càng lấy làm hãnh diện lây, vội bảo thị nhận lời
Động Nguyên đạo sĩ. Bà còn nói thêm là thế nào sư phụ cũng sẽ có "hảo
xứ" đôi lại về sau, khi nghe Úc thị nói không có tiền bái kiến, thì bà vội
bảo:
- Có đây! Có đây!
Rối thò ngay tay vào túi lấy ra một tấm ngân phiếu năm ngàn lạng đưa cho
Úc thị.