bự viết đại tự cho bà. Cầm ngay ngắn cây bút lông to tướng, Từ Hi thái hậu
chỉ ngoáy có mấy nét trong nháy mắt mà mọi người đã thấy một chữ
"PHÚC" lớn rất đẹp.
Viết xong chữ PHÚC, lại được Nguyên tâng bốc thêm mấy câu, Từ Hi thái
hậu đã cao hứng lại cao hứng thêm, cho lệnh cung nữ đi lấy thêm bức hoạ
"Đường hoa hỷ hoạ bình" mà bà đã vẽ từ trước với những nét vô cùng đắc
ý, sau đó, đưa hết cả hai bức hoạ cho Động Nguyên đạo sĩ.
Nguyên lại vội vàng quỳ mọp xuống góc nhà dập đầu tạ ơn, rồi hí hửng
mừng rỡ như được vàng, khệnh khạng vác hai bức hoạ bước ra khỏi cung.
Về tới Bạch Vân quán, Động Nguyên đạo sĩ gọi ngay anh thợ mộc tới, bắt
làm ngay mấy cái khung chạm trổ tinh vi, lồng bức hoạ vào, trông hết sức
lộng lẫy, quý phái. Xong đâu đấy Nguyên chọn ngày tết, sửa soạn một bữa
tiệc thịnh soạn, cho gọi một gánh tuồng về để uống rượu xem hát.
Động Nguyên đạo sĩ cho treo bức tự hoạ và bức "Đường hoa hỷ hoạ bình"
lên trên cao, rồi mời đủ mặt vương công, đại thần tới hoa viên thưởng
ngoạn. Rượu được mấy tuần, một vị vương gia đứng dậy nói:
- Hằng năm, Lão Phật gia cho bọn đại thần rất nhiều bức hoạ. Lão Phật gia
tuy thạo viết chữ, vẽ tranh, nhưng chỉ một mình thì làm sao viết xuể. Cho
nên ngoài những chữ Phúc, Thọ, mấy chữ đại tự đó ra, còn bao nhiêu
những khải tự, những bức hoạ Hoa Điểu, đều là do Giao thái thái vẽ thế
viết thay cả đấy chứ Động Nguyên đạo sĩ nghe xong vội hỏi:
- Giao thái thái là bà nào vậy?
Vị Vương gia lại nói tiếp:
- Có lẽ sư phụ chưa rõ chuyện này.
Rồi ông ta kể:
- Theo luật lệ trong cung thì bọn thần từ trong và ngoài, trừ những nhân
viên cung phụng trong nội đình, và nam thương bái thư phòng, cũng như
nhân viên Nội phủ ra, phải làm quan từ nhị phẩm trở lên, mới được thái hậu
thưởng cho chữ "PHÚC".
Bất luận quan to quan nhỏ nào, nếu tuổi chưa tới năm mươi thì không được
thưởng chữ "Thọ". Nhưng từ lúc có Lão Phật gia ở trong cung, đặc biệt
khai ân, bọn thần tử thường được thưởng thư hoạ. Nhất là khi Lão Phật gia