Cây đàn xuất hiện từ đời vua U vương nhà Chu (cách nhà Thanh chừng hai
ngàn năm trăm năm), do chúa Khuyển Nhung đem tiến. Đàn có cẩn ngọc
xưa, chạy dây vàng, thanh âm trong trẻo dị thường. Trong những đêm trăng
trong gió mát, nếu có tay danh thủ đàn lên, tiếng du dương có thể nghe xa
đến vài dặm.
Thuần thân vương coi cây kiếm và cây đàn này như là sinh mạng của mình,
không khi nào chịu để cho người ngoài xem và thưởng lãm. Trong vương
phủ, trước đây có một người thị cơ (nàng hầu) có thể đánh được đàn này.
Bà Đại phúc tấn rất thích chiếc đàn. Vì thế, bà bảo người thỉ cơ dạy cho bà
học. Nhưng bà mới học có một nửa, thì người thị cơ bỗng lăn ra chết, thế là
ngón đàn của bà bị gián đoạn.
Thuần thân vương nhìn vật nhớ người, lại càng thêm quý cây đàn. Hiên
nay, ngoài bà Đại phúc tấn đàn được vài bản ra, không còn có ai đàn được
nữa.
Hôm đó, giữa bàn tiệc đối ẩm trong hoa đình, Liễu Du Các bỗng chỉ chiếc
đờn, hói bà ĐạI phúc tấn:
- Phúc tấn có thể đàn vài bản được không?
Bà đại phúc tấn cười đáp:
- Trước đây, ta được người thị cơ dạy cho được ít bài, nhưng từ khi nàng
chết đi rồi thì nghệ thuật đành bỏ. Chiếc đàn từ đó đến nay bỏ không, chẳng
ai chơi cả.
Các cười nói:
- Tại hạ biết phúc tấn chơi đàn sành lắm. Hôm nay nhân tửu hứng, xin phúc
tấn đàn cho nghe vài bản.