hơn hắn nữa không? Tên đầy tớ quả thực chẳng có nghị lực, có đởm lượng
gì cả. Hèn mạt đến như hắn, thử hỏi để cho nó sống trên thế gian này có
được ích gì? Để cho hắn chết đi, chính là một điều rất nên, rất phải, Lý lão
sư không cứu tên đầy tớ chính là do ý kiến đó. Ý kiến của Lý lão sư thế, thì
hà tất tôi phải cứu giúp tên đầy tớ vô dụng kia?
Câu đối đáp này của Viên Thế Khải lọt đến tai Lý Hồng Chương. Lý vuốt
râu cười khà khà bảo với tả hữu:
- Thằng bé quả đã hiểu được lòng ta.
Từ đó, Lý Hồng Chương càng thêm trọng thị Viên Thế Khải. Nhờ đó, chỉ
vài năm sau, Viên nhảy ngay lên chức uỷ viên đồn trú tại Triều Tiên.
Nguyên Lý Hồng Chương có tính rất lạ là chỉ thích kẻ can trường, dũng
lược, trái lại rất ghét và rất khinh bọn người nhát gan, yếu hèn. Bởi thế,
trong nhà, mỗi khi có bọn đầy tớ bộ hạ gây chuyện đánh nhau, đâm chém
nhau, vô phúc cho kẻ nào thua trận, chạy lên mách thưa, tố cáo, đã không
những không được bênh mà trái lại còn bị quở trách, chửi bới nữa là khác.
Mặt khác kẻ nào thắng trận không những không bị trừng phạt mà còn được
khen thưởng, khuyến khích nữa.
Ấy chính vì cái tính quái lạ đó của chủ, cho nên bọn bộ hạ trong nhà Lý
Hồng Chương mỗi khi phải chiến đấu, chúng thường rất quyết liệt, chỉ có
tiến chứ không bao giờ lùi.
Đó là tính của Lý, còn con người của Viên cung chẳng để cho ta có thể
khinh thị được.
Viên là một nhân vật vô cùng trọng yếu trong lịch sử đời Thanh mạt. Từ
khi bị bãi chức ở Triều Tiên, Viên trở về Trung Quốc, được Vinh Lộc biết
đến tên tuổi. Lộc sai Viên làm đốc biện tại Tiểu trạm luyện binh. Nắm được