- Hai trăm lạng mỗi năm.
Đại hán nọ hỏi có muốn làm quan không, Lam đáp với giọng chán nản:
- Sao lại không muốn? Đệ chỉ nghĩ mình không có phúc phận nên đành để
ngoài tai việc đó đấy thôi?
Đại hán nọ hỏi muốn làm quan gì thì Lam bỗng vén tay áo, vỗ phịch một
cái xuống bàn, nói:
- Quan lớn thì đệ chẳng màng chi. Đệ chỉ mong được làm chức quan thuế
bến sông tinh Quảng Đông.
Đại hán nọ hỏi chức quan thuế có lợi gì thì Lam giải thích.
- Làm quan thuế, chỉ cần nói riêng về bổng lộc, mỗi năm đã có tới năm
trăm lạng bạc rồi. Bọn thuyền buôn xuất khẩu kính biếu hằng ngày nữa, lợi
ấy cũng không nhỏ đâu.
Đại hán nọ nghe xong biết vậy, chẳng hỏi gì thêm, đứng dậy từ giã ra đi.
Thế rồi qua ngày hôm sau, một đạo thánh chỉ hạ xuống điều động Lam Lập
Trung, một viên chức nhỏ bé, tới giữ chức quan thuế tại bến sông tỉnh
Quảng Đông. Khắp triều văn võ ai cũng phải ngạc nhiên về việc điều động
một nhân viên hạng chót mà phải hoàng thượng đặc giáng thánh chỉ như
vậy. Thực ra việc này chỉ riêng có Lam Lập Trung là biết được mà thôi.
Chuyện đáng cười nhất là sau khi Trung được đi nhận chức mới thì không
biết bao nhiều kẻ tới xun xoe lấy lòng Trung.
Hồi đó, có một vị đại thần tên gọi Vương Vân Cẩm vốn là tân khoa trạng
nguyên. Ung Chính hoàng đế rất trọng Vương, bởi vậy văn võ khắp triều ai
nấy đều lon ton chạy tới xu phụng ông. Cứ mỗi ngày bài chầu trở về, ông
lại thấy xe ngựa đứng nghẹt cả cổng. Vương trạng nguyên chẳng ham thích
gì, duy chỉ khoái có trò đánh bài lá. Những lúc rỗi rảnh, ông tổ chức ngay
tại nhà một vài cuộc đỏ đen với đôi ba người bạn đồng liêu chẳng phải để
ăn thua mà là để giải trí. Có một bận, bài. Ông ù lớn. Ông bày lên bàn để
tính tiền. Bỗng một trận gió ào tới, quét tất cả phần bài của ông xuống đất.
Mọi người vội tụt xuống đất lượm bài lên nhưng khi xét thì thiếu mất một
cây bài. Vương trạng nguyên biết vậy, chẳng cần kiếm, cho người nhà lấy
một cây bài khác thế vào, lại đánh tiếp.
Qua ngày hôm sau, trạng nguyên Vương Vận Cẩm vào chầu, Ung Chính