người họ Lam ở lại để lo liệu việc đèn nhang. Gia đình họ Lam ở xa, mãi
tận miền Phù Dương tỉnh Triết Giang. Lam ngồi một mình buồn, lại thêm
trăng sáng vằng vặc trên không nên đối cảnh sinh tình, động lòng nhớ tới
quê hương. Để giải buồn, ông đi mua ba can rượu Thiệu Hưng, thái một
mâm thịt bò để ngay giữa đại sảnh, vừa ngắm trăng vừa nâng chén. Rượu
đã chếnh choáng, nghĩ tới tình cảnh lìa xa gia đình đã tám năm trời đằng
đẵng, công việc trong nha môn nội các thảy đều lo liệu hết sức cẩn thận, thế
mà chẳng được thăng quan tiến chức gì, ông thở luôn một lúc đến ba tiếng
dài lê thê…
Giữa lúc buồn nản đến cực độ ấy, Lam bỗng thấy một đại hán thân hình cao
lớn, vẻ mặt oai nghiêm, mình mặc bộ đồ đen, chân đi một giày đăng khoái.
Lam nhận lầm đại hán vừa tới ra người gác tại cổng nha, bèn mời cùng
ngồi đánh chén với mình cho vui. Đại hán chẳng khách sáo gì, tiếp lấy ly
rượu Lam mời, nốc một hơi cạn sạch. Xong đại hán nọ cất tiếng hỏi tên,
phẩm hàm chức tước của Lam. Ông Lam liền cười bảo:
- Nói làm gì đến quan chức! Đệ chỉ là một tên cung sư hạng bét nơi đây
thôi!
Đại hán nọ lại hỏi giữ việc gì thì Lam đáp:
- Chuyên thu phát công văn giấy tờ.
Đại hán nọ lại hỏi bọn đồng sự có bao nhiêu thì Lam đáp:
- Có bốn mươi sáu người.
Đại hán nọ hỏi thêm cả bọn bỏ đi đâu hết thì Lam đáp:
- Họ đi xem hội, tìm vui hết ráo rồi!
Đại hán nọ lại hỏi tại sao không đi chơi với họ thì Lam nghiêm mặt đáp:
- Đương kim hoàng thượng đối với công vụ rất nghiêm khẩn. Nếu cả bọn đí
cả, vạn nhất có chuyện gì, thử hỏi ai gánh chịu trách nhiệm?
Đại hán nọ nghe câu nói này xong thốt lên lời khen, rồi uống tiếp ly rượu
nữa, lại hỏi:
- Người ở đay đã bao năm rồi?
Lam đáp;
- Đã tám năm.
Đại hán nọ lại hỏi: "Lương lậu bao nhiêu?" thì Lam cười buồn: