mịn như nhung, tiếng hát như oanh vàng líu lo trên cành xuân thì làm sao
ngài chả mê tít đi ngay. Tuyết Như lại còn là một cô gái còn trinh, đêm đầu
thiêng liêng ấy đã hoàn toàn dành cho ngài, thử hỏi ngài không sủng ái sao
được.
Luôn ba ngày đêm, hoàng đế hụp lặn trong suối đào nguyên, chẳng thèm
hỏi tới thần dân. Bọn quan lại thân sĩ bàng hoàng, chẳng hiểu ra sao, bèn
lẻn tới bên thuyền hỏi dò bọn thái giám thì biết được hoàng thượng còn mải
cùng với người đẹp ca vũ thủ lạc.
Đến ngày thứ tư, hoàng thượng mới triệu kiến Lưỡng Giang tổng đốc. Lúc
này, ngài tỏ vẻ sung sướng, vui vẻ hết sức. Trước mặt viên tổng đốc, ngài
khen lấy khen để, về việc tiếp rước hết, sức chu đáo và tổng đốc là người
hết sức trung quân.
Ngài thưởng cho ông ta bốn vạn lạng. Viên tổng đốc vội dập đầu tạ ơn.
Sáng hôm sau, thuyền rồng nhổ neo. Suốt dọc đường qua Trấn Giang, Nam
Kinh, chỗ nào cũng cung ứng đầy đủ, chẳng thiếu một thứ gì. Lúc này,
hoàng đế đã có người đẹp Tuyết Như hầu hạ bên cạnh, hôm sớm múa vui,
thì có cần gì ai khác nữa.
Người thua thiệt nhất trong cuộc này chỉ có Giang thân sĩ.
Họ Giang nhớ mãi cái nhục này, nhất là đối với Uông Như Long. Y về tới
nhà, bèn bàn tính với Huệ Phong suốt mấy ngày đêm, hy vọng tìm ra kế
sách rửa được mặt sau này, để khỏi thẹn mình là tay giàu nhất đất Dương
Châu. Mặt khác, nàng Huệ Phong bị một keo cụt hứng cũng cố tìm cách lấy
lại tên tuổi mình.
Đã mấy ngày qua, nàng bỗng tìm ra được một điệu kế, gọi là I,Thuỷ hí đài".
Thuỷ hí đài là làm sao? Đó là kế biến mặt thuyền thành sân khấu, trên sân
khấu được trần thiết hết sức hoa lệ. Sân khấu này làm hai cái đúng in nhau.
Lại nhờ những tay soạn kịch trứ danh viết lại những tuồng như Hoàng mẫu
Yến, Phong Thần truyện, Kim Sơn tự, với những giọng văn vô cùng vui
nhộn hấp dẫn. Giang thân sĩ còn bỏ ra mười vạn bạc đút lót viên tổng quản
thái giám để nhờ y ủng hộ ngầm bên trong.
Hôm đó, ngự chu tới chân núi Kim Sơn thì trời đã nửa đêm. Giang thân sĩ
ngầm đốc thúc bọn địch phu chèo hai toà Thuỷ hí đài lại gần thuyền rồng