gì hơn, đành phải nhận rằng miếng vá của ngài đắt hơn miếng vá của ông
quá xá. Đạo Quang hoàng đế thở dài đánh sượt một cái, tỏ vẻ tiếc tiền mà
không dám nói rõ ra.
Nhưng từ đó, Đạo Quang bắt buộc bọn cung nữ cũng như hoàng hậu, phi
tần đều phải học vả may thêu thùa, rồi cứ hễ có quần áo rách, ngài liền bắt
đám này sửa chữa lại ngay cấp kỳ. Do đó, Nội vụ phủ chẳng còn xơ múi gì
nữa để mà khai man, đến nỗi các quan đương ty đói rách quá, khó bề sống
nổi.
Đạo Quang hoàng đế còn bảo trong cung chỉ tiêu quá tốn, rồi ngài cho bọn
cung nữ và thái giám ra ngoài tự ý làm ăn lấy mà sống, khiến cả một toà đại
nội rộng lớn như vậy trở thành hoang vắng tiêu điều. Rất nhiều đình viện bị
đóng cửa và niêm phong. Hoàng đế cũng chẳng thiết dạo chơi đó đây nữa
mà cả ngày chỉ ở lỳ trong cung lo những chi phí chuyện gạo muối củi lửa…
tính toán kỹ lưỡng lại rồi hạ một đạo thánh chỉ như sau: các khoản chi dụng
tại nội đình từ nay mỗi năm không được quá hai mươi vạn lạng bạc, bọn
phi tần cả năm không được may thêu áo mới, tất cả đều phải mặc quần áo
cũ rách. Ngay cả trong cung của hoàng hậu cũng phải bày các bàn ghế cũ
kỹ, mục nát. Đạo Quang hoàng đế cùng với Tào học sĩ ngày ngày còn bàn
tính sao cho rõ ràng và kỹ lưỡng hơn nữa. Hằng ngày muốn tiêu một món
tiền gì Tào học sĩ lại phải đổ một con toán. Trong nhà ông có một cỗ xe lừa
cũ kỹ, long càng bể ván nhiều nơi, do một tên nhà bếp đánh xe cho ông.
Ngày nào cũng vậy, cứ mỗi phiên chầu sớm trở về thế nào ông cũng cho xe
qua chợ, rồi cởi áo bào khoác ngoài, lấy cái giỏ mây trong thùng xe ra, đích
thân đi mua rau cỏ đồ ăn thức uống, cùng với bọn buôn thúng bán bưng
mặc cả đôi co rầm cả chợ. Nhiều lần hai bên không vừa lòng nhau về giá cả
đến nỗi cáu giận, quai mồm ỉa mà chửi bới nhau. Cuối cùng Tào học sĩ
không biết làm thế nào, đành phải rút thẻ bài Đại học sĩ từ trong bọc ra làm
áp lực, rồi đưa tên bán rau vào nha môn để nhờ xử giùm. Tên bán rau nghe
nói ông là Đại học sĩ thì hoảng sợ đến són đái ra quần vội bò sát xuống đất,
đập đầu xin tha tội và xin vui lòng tính giá rẻ mạt theo ý ông. Tào học sĩ lúc
đó ăn thua hơn kém được một vài cắc bạc, lấy làm đắc ý lắm, vênh vênh
váo váo bước đi. Ông thường ra ngoài phô, vào trong các tiệm ăn quán