Thế là khắp triều văn võ đều bắt chước lối đó, anh nào anh náy cũng đều
mặc quần áo rách. Đứng trên điện nhìn xuống chẳng khác gì hai hàng ăn
mày đứng chực xin của bố thí, mà hoàng đế chính là lão cái bang vậy. Và
cũng từ đó, bọn quan lại khắp nơi cũng không dám ăn mặc quần lành áo tốt
nữa. Trong kinh thành, các tiệm bán quần áo cũ thoáng cái đã hết nhẵn, giá
đồ cũ đắt chẳng thua gì giá đồ mới. Có nhiều gia đình quan lại nghĩ cách
đem quần áo lành đi đổi quần áo cũ rách để mặc. Về sau, quần áo cũ đã bán
gần hết thì giá lại càng cao, có khi một bộ cũ còn đắt hơn hai bộ mới nữa.
Cũng có vị quan nghĩ ra kế khâu mấy miếng vá vào tay áo hoặc vào lưng
vào ngực áo để cho có vẻ rách rưới cũ kỹ.
Hoàng đế thấy vậy, mới yên chí không khuyên nhủ gì về việc ăn mặc nữa.
Trời đã sang đông thời, tiết trời lạnh. Bọn quan lại trước đây ai chả có năm,
ba cái áo da hoặc áo lông ngự hàn. Nhưng năm nay, có vị nào dám đem ra
đâu! Vì sợ hoàng đế ngài quở trách thế là cả bọn đành chịu rét, rét cóng cả
chân tay mà chẳng anh nào dám mặc.
Câu chuyện thú vị nhất về việc này phải kể chuyện Đại học sĩ Tào Chấn
Dung tại điện Võ Anh. Bản tính của Dung rất keo kiệt. Dung với Đạo
Quang hoàng đế có thể nói là một cặp tri kỷ về điểm này. Bởi thế bộ đôi
này nói chuyện với nhau thật hết sức tương đắc. Hằng ngày Đạo Quang
hoàng đế triệu Tào học sĩ vào cung bàn soạn. Bọn thái giám từ lâu cứ tưởng
hai người luận bàn về quốc gia đại sự, ai ngờ khi nghe kỹ mới biết chỉ nói
những chuyện vụn vặt đâu đâu.
Có một hôm, Tào học sĩ mặc một cái quần ống rách toác, có hai miếng vá
bự bằng bàn tay ngay tại trên đầu gối, Đạo Quang hoàng đế thấy thế bèn
hỏi:
- Ngươi vá hai miếng bự ấy hết bao tiền?
Tào học sĩ liền tâu:
- Chỉ hết có ba tiền.
Hoàng đế nghe xong giật mình, lấy làm lạ:
- Trẫm cũng có hai miếng vá như vậy, thế mà Nội vụ phủ tính những năm
lạng bạc là tại sao?
Nói soạn, ngài liền kéo áo long bào lên cho xem. Tào học sĩ chẳng biết nói