tan tành.
Thám lúc đó mới biết sợ, vội cho người đi giảng hoà. Viên lãnh sự Anh bảo
viên công sứ Hương Cảng chỉ cần đòi một mình Thám tới nói chuyện mà
thôi.
Thám được tin đó lại càng sợ, trốn kỹ trong thành Quảng Châu, không dám
ra ngoài nữa. Lúc đầu Thám còn được viên lãnh sự Hoà Kỳ đứng ra điều
giải nhưng về sau thấy Thám đã ma bùn lại còn bắc bậc làm cao, viên lãnh
sự này khùng lẽn, bèn đi liên hiệp với công sứ Pháp Cát La, công sứ Anh
Ngạch Nhĩ Kim, công sứ Nga Bố Quát Đình, công sứ Mỹ Lợi Đặc, nhất tề
đem chiến thuyền tới Quảng Châu. Thám lúc đó hoảng hồn bạt vía, nhưng
vẫn phải lên tiếng kháng cự. Thám một mặt hạ lệnh cho tổng binh Quỳnh
Châu là Hoàng Khải Quảng đem một trăm mấy chục chiến thuyền câu và
thuyền mành ra chống giặc, một mặt cho lập đàn "cầu cơ" trong tĩnh thất
Thám hôm đó khăn đóng áo dài, quỳ lạy trước bàn thờ, cầu xin thần tiên
xuống đàn cho cơ bút. Mấy phút sau, quả nhiên cơ bút hoạt động. Trên một
chiếc mâm cát, cơ bút viết lia lịa, bảo cho biết: Ta là tiên ông Lã Đồng Tân.
Thám thoạt thấy tiên ông, vội quỳ xuống, thì thụp lạy, chắp tay kính cẩn,
miệng nhẩm khấn:
- Đệ tử là Diệp Danh Thám được uỷ nhiệm tới đây giữ chức vị trọng đại.
Chẳng may bị bọn mọi hung hãn uy hiếp, thành trì nguy ngập, tình thế như
trứng để đầu đẳng. Vậy nên, kính xin tổ sư mau biểu oai thiên, chỉ rõ cơ
mưu cho biết phải làm sao.
Thám khấn xong, cơ bút bỗng ngoáy lia lịa, cuối cùng người ta ghi lại được
bốn câu như sau:
"Ngày mười lăm, nghe tin tức, việc đã định, khỏi phải gặp"
(Thập ngũ nhật, thính tiêu tức, sự dĩ định, vô trước cấp) .
Thám xem lời cơ bút, đoán rằng thần tiên bảo mười lăm ngày sau thì đám
giặc ngoại quốc chắc chắn phải rút lui, khỏi cần phải lo sợ. Thám thư tâm,
lại vắt cẳng nằm ngủ, bất chấp mọi việc xảy ra.