chỉ xuống mặt biển bảo Thám.
- Đại nhân xem kìa, nước biển có trong không?
Diệp Danh Thám nghe câu nói đó nhưng đâu có hiểu ý.
Qua Thập Cáp tức giận đến cực điểm. Y co cẳng nhảy tùm xuống nước mà
chết.
Viên công sứ Anh lúc đó làm chủ tình hình hoàn toàn. Y cho tất cả đám
quân Quảng Châu trở về nhà, chỉ điệu có một mình Thám từ Quảng Châu
đi Hương Cảng, rồi lại từ Hương Cảng đi Ấn Độ, nhốt trong một căn lầu.
Tổng đốc Diệp Danh Thám tự lấy làm khoái, suốt ngày ngâm thơ vẽ tranh.
Những lúc rảnh Thám lại còn đem kinh Lữ tổ ra tụng niệm nữa. Hoạ và thơ
của Thám, lạc khoản đều đề "Hải Thượng Tô Vũ" lưu truyền tại ngoại quốc
không ít.
Viên tuần phủ Quảng Tây thấy quân ngoại quốc bỏ đi rồi, lúc đó mới dâng
sớ về triều, Hàm Phong hoàng đế đùng đùng nổi giận, lập tức hạ dụ cách
chức một loạt từ tổng đốc Lưỡng Quảng cho tới văn võ quan viên toàn
thành Quảng Châu. Ngài uỷ quyền cho viên tổng đốc Lưỡng Quảng khác
tới giảng hoà với ba nước Anh, Pháp, Mỹ. Ngài lại sai vị đại thần biện sự
Hắc Long Giang tới giảng hoà với nước Nga.
Lúc này, những điều khoản do ngoại quốc đề ra không còn nhẹ như những
điều khoản trước nữa. Tổng đốc đại thần thấy những điều khoản quá ngặt
nghèo, không dám tự chủ, bèn tâu về triều.
Hàm Phong hoàng đế trao những điều khoản này lại cho quân cơ đại thần
hội nghị. Bàn bạc mãi, mất không biết bao nhiêu ngày giờ, thế mà quân cơ
đại thần vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Quân binh bốn nước chờ đợi mãi chẳng thấy trả lời bèn huy động chiến
thuyền đánh thẳng tới Bắc Kinh. Chiến thuyền Anh mười bốn chiếc, Pháp
sáu chiếc, Mỹ ba chiếc, Nga một chiếc. Tất cả hai mươi bốn chiếc thuyền
bỏ neo tại Bạch Hà, Thiên Tân… ra điều kiện và nhờ tổng đốc Trực Lệ là
Đàm Đình Tương chuyển tấu về triều.
Hàm Phong hoàng đế bèn sai Hộ bộ thị lang là Quách Sùng Luân, Nội các
học sĩ là Ô Nhĩ Côn Thái ra Thiên Tân nghị hoà.
Viên công sứ Anh thấy hai anh quan này tước vị quá nhỏ, chưa có "toàn