khỏi Thiên Tân về Thượng Hải họp mặt. Đến đây, chuyện đối phó với bọn
ngoại quốc Tây phương tạm thời kết thúc một giai đoạn.
Lại nói về Hồng Tú Toàn sau khi cướp Nam Kinh, định đô tại đây, lên ngai
vàng, mở hội quần thần. Hôm đó, Toàn mình mặc áo long bào màu vàng
thêu kim tuyến óng a óng ánh lên điện cho văn võ bá quan triều hạ, xong
bèn mở yến khao thưởng.
Bỗng thám mã phi báo: Khâm sai đại thần của triều Thanh là Hướng Vinh
thống suất đại binh đến mấy vạn đã tới đóng quân tại Hiếu Lăng vệ, về mé
đông thành. Toàn giật mình cả sợ, nói:
- Thằng quỷ Hướng chống đối ta hoài! Phải tìm cách trừ hắn cho bằng được
mới yên lòng.
Lời nói chưa dứt, lại đã có tin cấp báo: khâm sai đại thần Kỳ Thiện nhà
Thanh cũng thống suất các quân mã bộ Trực Lệ, Thiểm Tây, Hắc Long
Giang cùng với đề đốc Trực Lệ là Trần Kim Thu, nội các học sĩ là Thắng
Bảo đã từ Hà Nam xuất phát tiến đánh Thiên Kinh (tức Nam Kinh, tên
Thiên Kinh do đề xuất của Dương Tú Thanh mà có).
Toàn vội hỏi quần thần:
- Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ?
Quân sư Tiền Giang đứng lên dõng dạc nói:
- Bệ hạ khỏi lo! Dương Châu một giải ta đã có lão tướng Lâm Phượng
Tường xuất binh thì thế nào Bắc quân cũng bị chặn lại. Huống hồ Kỳ Thiện
chỉ là một kẻ vô dụng, hồi trước ở đất Việt ai cũng thấy rõ, lộ quân đó có gì
phải ngại… Duy chi Hướng Vinh thì cần phải đề phòng cẩn thận. Vinh vốn
là một vị tướng trải nhiều chinh chiến, lại có Trương Quốc Lương giúp sức,
thanh thế khá lớn. Do đó, ta cần điều động thêm trọng binh đồn trú ngoài
thành đối địch.
Giữa lúc đó, tin báo tiếp từ Trấn Giang, Dương Châu gửi về nườm nượp.
Tấu nghị của Lâm Phượng Tượng cho biết:
"Ngày hai mươi mất tháng hai quân ta đại thắng, cướp Trấn Giang, ngày
hai mươi ba, vây Dương Châu. Đường thẳng, tiến quân, không có gì trở
ngại. Vàng bạc, châu ngọc, tù binh trai gái, bao nhiêu xin gởi về Thiên
Kinh, kính mong thu, thưởng.