THÁNH GIÁ RỖNG - Trang 146

gì đấy. Những ý nghĩ này hành hạ tâm lý đau đớn mà thân nhân người bị
hại phải chịu. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, án tử hình không hề
cứu rỗi được gì đối với gia đình nạn nhân. Án tử hình là điều đương nhiên
đối với họ. Người ta vẫn thường nói "Chết để đền tội", nhưng gia đình nạn
nhân không coi cái chết của hung thủ là đền tội, cũng chẳng là gì hết. Với
họ, cái chết của hung thủ chỉ là một điểm mốc trong hành trình vượt qua
nỗi đau mà thôi. Thậm chí, dù họ có đi qua được điểm mốc ấy đi chăng
nữa, họ cũng không nhìn thấy con đường phía trước mở ra lối đi nào. Họ
không biết họ phải vượt qua cái gì, phải hướng đến điều gì để tìm lại được
hạnh phúc. Vậy, nếu ngay cả điểm mốc ít ỏi ấy cũng mất đi, thì thân nhân
người bị hại sẽ còn lại gì đây. Luận điểm xóa bỏ án tử hình chính là dẫn
đến sự tình này."

Vừa đọc bản thảo, Nakahara vừa hiểu được, Sayoko cũng suy nghĩ

giống anh. Những gì được viết ra ở đây thể hiện chính xác và hoàn hảo cảm
xúc của bản thân anh. Cho đến trước khi đọc những dòng văn này, anh
không biết phải diễn tả cảm xúc của mình ra sao.

Án tử hình chỉ là một điểm mốc.

Quả đúng như vậy, anh gật gù. Khi anh còn tranh đấu cho phiên tòa,

anh đã coi án tử hình là mục tiêu. Để rồi đến khi nhận ra nó hoàn toàn
không phải là mục tiêu gì, anh đã tuyệt vọng như rơi vào một hố sâu thăm
thẳm.

Nakahara tiếp tục đọc tập bản thảo. Trên đó, Sayoko không chỉ triển

khai luận điểm của bản thân, cô còn đưa ra một vài tình huống ví dụ cụ thể,
viết lại chuyện nghe được từ những người liên quan. Lẽ đương nhiên, vụ án
mạng của Manami cũng được cô đề cập đến. Ở phần nội dung đó, một cái
tên bất ngờ xuất hiện, là Hirai Hajime, luật sư biện hộ cho Hirukawa.

Em cũng tìm đến cả kẻ thù nghe họ kể chuyện à?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.