THÁNH TÔNG DI THẢO - Trang 17

- Ngươi không nghe trong kinh có câu: "Thế gian vạn sự bất như

thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường"(2)hay sao? Ôi! Lụt và hạn là
bởi thiên tai gây ra. Lụt thì ta cùng trôi theo nước, khi nước rút, ta lại trở về
ngôi cũ, dẫu bị xiêu dạt giang hồ, nhưng có hại gì đến "chân thân" của ta?
Vậy chẳng phải là "làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa"
(3)hay sao? Khi ở trên dòng nước lũ, ta trông về cảnh chùa nhà mà thương
thay cho nhà ngươi gặp bước truân chuyên. Nước đến chân thì chân ngươi
nát rữa, nước đến bụng thì bụng ngươi vỡ lở, nước đến lưng thì lưng và vai
ngươi đổ sụp. Trán rộng, mi dài, thôi còn đâu nữa! Hỡi ôi, thương thay!
Thân hình không giữ nổi, còn cười người chi?

Hai Phật còn đương nói, chợt Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng

say lảo đảo, bước ra mà rằng:

- Chao ôi! Hai ngươi đều có lỗi cả. Trong khi nước lớn mênh mông

các ngươi đã không biết vận ngũ thông, dùng lục trí (4)thét lui muôn dòng
nước về biển Đông, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng
rượu thịt của dân chúng, như thế đã không biết xấu hổ, lại còn đấu khẩu với
nhau, không sợ "vách có tai" ư?

-----

(1) Nguyên văn chữ Hán viết "vu bồ". Nhưng chữ "vu bồ" chỉ có

nghĩa là đánh bạc. Có lẽ đây là chữ "y bồ" nghĩa là bữa cơm chay thì đúng
hơn. Chữ "y bồ" từng được dùng ở bài ký Tạ An đi chơi núi Kê Túc, trong
bài ký ấy có nói việc nhà sư dọn cơm chay cho ăn, gọi là "y bồ soạn", bữa
cơm chay của người mộ đạo.

(2) Đây là hai câu kệ ở sách Phật. Có hai cách hiểu:

ý kiến thứ nhất: "Muôn việc ở trên đời, không chi bằng bình thường,

đã không làm cho người ta kinh sợ, lại được lâu đài". Cắt nghĩa như thế,
câu trên và câu dưới xuôi nghĩa với nhau một chiều. ý kiến thứ hai: "Mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.