- Bệ hạ nhầm rồi. Quỷ thần ở núi sông chỉ là một vật ở nơi đó thôi.
Múa trí khoe tài, sao đáng đếm xỉa trong vòng trời đất? Sao không xem:
ngôi cao vòi vọi mà những người chiêm ngưỡng chỉ sợ đi sau; lượng biển
bao la, mà những kẻ lại chầu tranh nhau đến trước. Tài trí trong thiên hạ,
đều là tài trí của một người. Núi đúc khí thiêng, mong được tận trung mọi
việc; sông theo dòng lớn, đâu không hiếu thuận một niềm. Thảng hoặc có
thỏ nấp trong núi, kình múa ngoài khơi (7), thì sai người văn thần trọng
vọng, cử người võ tướng lược thao. Bày trận theo thế rắn Thường Sơn (8),
hành quân như nước dòng Giang Hán. Núi có thể bạt đi, gò có thể san
bằng, nước lớn có thể bắt lui, sông to có thể cắt đứt. Bấy giờ sông yên núi
vững, chỉ thấy một vẻ thanh cao. Thái Sơn, Hoàng Hà, ghi thề đới lệ (9);
Ngũ Nhạc, Tứ Độc, giữ lễ công hầu (10). Bước lên núi cao tỏ lòng trung
với trời (11), oai trùm biển rộng, nào ai dám chống (12). Thiên tử trị bên
ngoài, Hoàng hậu trị bên trong; hải vật sơn hào, thưởng những vị quý ngon
trong thiên hạ, so với bọn một gáo nước đã khoe nhiều, một nắm đá đã
khoe lớn, khác nhau biết chừng nào?
-----
(6) Đời Tấn, Hy Giám có con gái, muốn kén rể, cho người đến xem
các con cháu của Vương Đạo, thấy người nào cũng giữ lễ. Duy có Vương
Hy Chi cứ ngồi phệ bụng ở giường bên đông, coi như không biết chuyện gì.
Hy Giám liền gả con cho Hy Chi. Do đó người ta dùng chữ "giường đông"
để gọi con rể.
(7) ý nói: ở miền bể, miền núi, có kẻ chống lại.
(8)Thường Sơn: nguyên là tên một giống rắn, sau dùng gọi một thế
trận. Bày trận theo thế rắn Thường Sơn thì khoảng đầu, khoảng đuôi,
khoảng giữa đều ứng tiếp với nhau được nhanh nhẹn.
(9) "Đới": cái giải lưng; "lệ": hòn đá mài. Hán Cao Tổ lên làm vua thề
với các công thần rằng: "Hoàng Hà như đới, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh