bao giờ sợ hãi cái chết cả. Họ có quan niệm riêng về thế giới bên kia, cho
rằng sau khi linh hồn thoát ly thân thể, tính mạng mới trở thành vĩnh hằng.
Tôi hỏi lại, nếu đúng như vậy, tại sao Đế quốc Inca vẫn lưu truyền mãi
truyền thuyết về dòng suối thanh xuân, trong khi bản thân phản lão hoàn
đồng chính là một loại kháng cự lại cái chết. Shirley Dương đã nhún vai
nói, nếu nó tồn tại đã chứng tỏ nó có lý do để tồn tại. Cho dù có suy đoán
theo chiều hướng nào đi nữa, chúng ta cũng không thể biết được, sau khi
chết con người ta sẽ thế nào. Nhưng chính bởi vì có tấm màn bí ẩn đó, tầm
quan trọng của khảo cổ học mới được chính thức thể hiện ra.
Đường vào hầm mộ thầy mo rất hẹp, gần như gập thành một góc
vuông 90 độ. Trên vách tường nham nhở không hề có dấu vết đẽo gọt của
con người. Rất may là đường hầm không quá sâu, chúng tôi bò lê bằng hai
bàn tay và đầu gối xuống dưới. Nửa giờ sau, cuối cùng cũng tới được đáy
hang động. Phần cuối hang động là một không gian hình bầu dục kín mít,
diện tích tầm 100 mét vuông. Bởi vì thông gió, chất lượng không khí có thể
coi là tạm được. Tuyền béo vừa xuống đến dưới đáy, lập tức móc một vật từ
trong túi quần ra rồi đeo luôn lên cổ. Sau khi nhìn rõ đó là cái gì, tôi thiếu
chút nữa là phì cười, vặn hỏi cậu ta: "Chẳng phải cậu bảo là đã ném cái thứ
này xuống biển Nhật Bản rồi hay sao, tại sao giờ lại vẫn còn đeo trên cổ thế
này?"
Tuyền béo nắm lấy bùa Mô Kim, giải thích: "Vừa mới xong ném tớ đã
hối hận ngay, thế là nhảy luôn xuống biển mò mẫm rất lâu mới tìm lại
được. Giờ nó chỉ là một món đồ trang sức, một cái phù bình an, chẳng khác
gì phật châu trên cổ hòa thượng hay thánh giá trên cổ cha cố cả, không
mang bất cứ thuộc tính nghề nghiệp nào hết."
Tần bốn mắt luôn theo sát sau chúng tôi. Mặc dù vị luật sư tài giỏi này
tuyên bố mình đã từng nhìn thấy thi thể ma quái hiếm lạ, nhưng dù gì đây
cũng là lần đầu tiên đích thân hạ cố xuống hiện trường. Anh ta bám dây
thừng tụt xuống từng bước một. Mấy lần kính đeo mắt suýt chút nữa bị rơi,