Đối đáp bằng ngôn ngữ là cái bề ngoài của tính cách, còn câu nói chí tình là
lẽ tận cùng của sự việc. Nay thần nói chí tình không hề kiêng nể, Đại vương có
lấy làm trái ý chăng?”
Văn Vương nói: "Người có lòng nhân ái mới chịu nghe điều can gián, không
ghét lời nói chí tình. Vậy những lời nói ấy là chi?”
Thái Công đáp: “Dây bé mồi nhỏ thì cá nhỏ ăn. Dây vừa mồi thơm thì cá
hạng trung ăn. Cá ăn mồi nên phải mắc câu, người hưởng lộc nên phải theo
vua.
Vậy câu cá bằng mồi thì cá sẽ bị bắt, giữ người bằng bổng lộc thì người sẽ
làm hết mình, chiếm nước bằng nhà thì nước sẽ bị chiếm, chiếm thiên hạ bằng
nước thì thiên hạ sẽ đi theo.
Ôi, miên man, dằng dặc, cảnh hợp ấy ắt phải tan rã. Tối tăm mờ mịt sẽ phải
rời xa ánh sáng. Huyền diệu thay!
Cái đức của thánh nhân có thể chinh phục được thiên hạ, há chẳng đủ cho
mình vui sao? Những điều lo nghĩ của thánh nhân là tùy theo địa vị của mỗi
người mà thu phục họ".
Văn Vương hỏi: "Thiên hạ không phải của một người, thiên hạ là của cả
thiên hạ. Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của
thiên hạ thì mất thiên hạ.
Trời có thời, đất có của, cùng hưởng với người là "nhân". ''Nhân” ở đâu, thì
thiên hạ theo về đây.
Tha chết cho người, giải cái khó của người cứu người lúc hoạn nạn, giúp
người khi khốn đốn là đức. Đức ở đâu, thiên hạ theo về đấy.
Cùng lo, cùng vui, cùng thương, cùng ghét với mọi người là nghĩa. Nghĩa ở
đâu thiên hạ theo về đấy.
Con người vốn tham sống sợ chết, thích đức và lợi, làm cho người được
sống được lợi là đạo. Đạo ở đâu, thiên hạ theo về đấy".
Văn Vương bái tạ và nói: "Thật là đúng thay, làm sao ta dám cãi mệnh
trời!".
Bèn mời ông cùng ngự xe trở về, phong Thái Công làm Quốc sư.
Thiên thứ hai
DOANH HƯ