THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 200

Cho nên việc binh là việc dữ, tranh giành là trái đạo đức.
Bởi thế:
Đã là Tướng thì trên không có trời, dưới không có đất, phía sau không có

vua, phía trước không có địch.

Mạnh như hổ như sói.
Như gió như bão.
Như sấm như sét.
Oai phong lẫm liệt.
Thiên hạ đều kính phục.
Binh đi như nước chảy, như nước từ núi cao đổ xuống, không sức mạnh nào

ngăn cản nổi.

Nay ta có võ khí bén nhọn và chắc chắn, binh sĩ đông đảo mà lại có chính

nghĩa hẳn hoi. Kẻ địch không thể nào chống cự nổi.

Cho nên nói: Dùng người hiền tài thì thời nào cũng phải có. Như vậy mới có

lợi cho đất nước.

Pháp lệnh rõ ràng, không cần bói toán mà mọi việc đều lành.
Quý kẻ có công, nuôi người vất vả, không cúng tế mà có phúc.
Lại nói: Thiên thời không bằng địa lợi.
Địa lợi không bằng nhân hoà
Người xưa rất cẩn thận về nhân sự
Ngô Khởi đem binh đi đánh quân Tần, ăn ở rất bình dân, tại sao thế? Bởi vì

không tự cao vậy

Muốn người ta dám hi sinh cho nên không cần lễ nghi.
Cho nên ngày xưa người chiến sĩ da nai nịt giáp trụ thì không phải quỳ lạy.

Đó là vì muốn binh sĩ không vì mình mà phiền phức.

Làm phiền lụy người ta mà muốn người ta hi sinh dũng cảm – điều đó từ

xưa đến nay chưa từng nghe thấy vậy.

Người tướng ngày thụ mệnh vua quên cả gia đình.
Ngày bày trận ở đồng bằng quên cả bà con thân thích.
Ngày giao chiến quên cả bản thân.
Ngô Khởi khi lâm trận, các vị tỳ tướng đưa kiếm cho ông.
Ông nói: Tướng chỉ biết chỉ huy và ra lệnh, việc cầm kiếm không phải công

việc của tướng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.