THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 274

giỏi thua không để mất.

Ngày xưa, bậc thánh nhân sửa trị tới nơi tới chốn làm cho dân an cư (yên ổn

về chỗ ở), lạc nghiệp (vui về nghề nghiệp) người người từ trẻ đến già không
đánh nhau, nhưng thế đáng gọi là người sửa trị giỏi thì không cần dùng binh.

Như vua Thuấn sửa lại phép tắc, pháp luật, Cửu Do dạy nhân sĩ, người

người chẳng trái lệnh trên nên hình phạt không có chỗ mà áp dụng, như thế
đáng gọi là kẻ giỏi dùng binh thì không cần bày trận.

Như vua Hạ Vũ đánh rợ Hữu Miêu, cho múa mộc và múa quạt làm cảm

động được dân Miêu, như thế đáng gọi là người giỏi bày trận mà không cần
đánh (Theo Kinh Thượng Thư, thiên Đại Vũ Mô, thì Hạ Vũ ra quân mà không
đánh, chỉ cho múa mộc múa quạt ở hai bên thềm, chỉ sau bảy tuần mà chúa
Hữu Miêu đến chầu)

(1)

.

Như vua Thành Thang nhà Thương và vua Võ Vương nhà Chu làm lễ thệ sư

(cùng thề với quân đội), chỉ dùng nhung y một lần mà thiên hạ đại định, như
thế đáng gọi là kẻ giỏi đánh thì không thua.

Như vua Chiêu Vương nước Sở, gặp nạn, trốn qua nước Tần để xin binh cứu

viện, chẳng bao lâu lại có thể trở về nước mình, như thế đáng gọi là kẻ giỏi
thua thì không mất

(2)

.

LÒNG THÀNH CỦA TƯỚNG SÚY

Kinh thư nói rằng:
Khinh thường người quân tử thì không thể dùng hết lòng người;
Khinh thường kẻ tiểu nhân thì không thể dùng hết sức người.
Các điều trọng yếu của phép chỉ huy quân đội là:
Nắm giữ lòng dạ của các bậc anh hùng;
Sắp đặt việc thưởng phạt cho được nghiêm nhặt;
Gom góp được cả hai nghề văn võ;
Gồm kiêm được cả hai thuật cứng mềm;
Giảng dạy lễ, nhạc và trau dồi thư, sách;
Đưa nhân nghĩa ra trước, để trí dũng ra sau;
Lặng lẽ như cá lặn, hành động như rái (cá) bơi;
Phá tan thế liên kết của địch, bẻ gãy thế mạnh của địch;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.