THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 314

có thể dùng được?

Việc Dương Kiệm chỉ là chuyện nghĩa nhỏ, Bệ hạ còn nghi ngờ làm chi?”.
Thái Tông nói: “Đúng thay! Phi nhân nghĩa, không thể dùng gián điệp có

phải hạng người nhỏ mọn mà làm được đâu? Chu Công vì đại nghĩa mà quên
mình huống hồ là một vị sứ giả, thật là sáng tỏ không còn nghi ngờ chi nữa”.

Thái Tông hỏi: "Binh quý làm chủ, không quý làm khách, quý nhanh không

quý lâu là nghĩa gì?"

Lí Tĩnh đáp: "Binh là việc bất đắc dĩ mới dùng đến, sao lại làm khách và lâu

được?"

Tôn Tử nói: "Vận chuyển xa xôi, thì trăm họ nghèo". Đấy là cái hại của thế

làm khách.

Lại nói: "Binh không gọi lính hai lần, lương không tải ba lượt". Đấy là kinh

nghiệm không thể đánh lâu.

Thần lượng xét về cái thế chủ khách thì có phép biến khách thành chủ và

biến chủ thành khách".

Thái Tông hỏi: "Thế là nghĩa gì?”
Lí Tĩnh đáp: "Lây lương của địch là biến khách thành chủ. Khiến địch đang

no thành đói, đang yên thành nhọc là biến chủ thành khách.

Cho nên việc binh không câu nệ ỏ chỗ chủ khách, nhanh chậm, mà cần ở

chỗ phát cho đúng nhịp".

Thái Tông nói: "Xưa có mấy người làm được như thế?"
Lí Tĩnh đáp: "Xưa nước Việt đánh nước Ngô, dàn quân tả hữu hai cánh, nổi

trống tiến lên. Ngô chia binh ra chống cự. Việt ngầm đưa trung quân, lặng lẽ
không nổi trống, tập kích đánh bại quân Ngô. Đấy là một kinh nghiệm về sự
biến khách thành chủ.

Như trận đánh giữa Thạch Lặc và Cừ Đam. Quân Đam từ xa đến, Lặc sai

Khổng Trường đi tiên phong đón đánh quân Đam. Khổng Trường vờ lui cho
Đam đuổi theo. Lặc dùng phục binh hợp kích, quân Đam đại bại. Đấy là một
kinh nghiệm về sư biến nhọc thành nhàn.

Người xưa đánh như thế rất nhiều".
Thái Tông hỏi: "Có phải Thái Công đã chế ra cỗ giá sắt để ngăn ngừa xe

không?"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.