THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 328

chứa thuốc độc”; ở Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa
thuốc độc”. Nguyên văn chữ Hán ở Binh thư yếu lược cũng như Hổ trướng khu
đều là “Hỏa tiễn trữ độc pháp”. Liều lượng các vị thuốc dùng để chế hỏa
tiễn ở Binh thư yếu lược và ở Hổ trướng khu cơ giống hệt nhau. Mở đầu mục
“Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” trong Binh thư yếu lược, có đoạn văn như
sau: “Phàm ít không địch được nhiều, yếu không địch được mạnh, đó là lẽ
thường. Nhưng Binh pháp có nói: Người giỏi đánh làm thế địch không thể
thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Cho nên cầm quân ba nghìn chống
giặc năm đường, phỏng ở đồng ruộng đường dài, giặc đem cả nước sang đánh,
thì lấy cái gì mà chống được? Nên dùng phép “hỏa tiễn chứa thuốc độc”. Đoạn
văn này ở Hổ trướng khu cơ lại nhắc lại nguyên văn như thế, không sai và
không thiếu một chữ nào.

_______________________________

1.

Đại Việt sử ký toàn thư, t. II, tr. 82, bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội.

2.

Lịch triều hiến chương loại chí, t. IV (Văn tịch chí), tr. 120, Nhà xuất bản Sử

học.

3.

Có thuyết cho Hổ trướng khu cơ do Cao Khuê, môn đệ của Đào Duy Từ,

căn cứ vào những điều được Đào Duy Từ truyền thụ cho mà soạn ra.

Trong Binh thư yếu lược có mục “Phép làm súng gỗ”, trong Hổ trướng khu

cơ cũng có mục “Phép làm súng gỗ”. Trong Binh thư yếu lược có mục “Phép
đốt đuốc trước gió”, trong Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép đốt đuốc
trước gió”, lời văn hai bên giống hệt như nhau. Về “Bí pháp làm quả nổ”, “Bí
pháp làm quả mù”, “Phép chế hỏa đồng”, “Phép chế hỏa tiễn” (tên lửa), Binh
thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ cũng rất giống nhau. Nếu kể hết những
đoạn, những mục giống nhau ở Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ thì
nhiều lắm. Chúng tôi chỉ đưa ra một số điểm giống nhau giữa hai bộ sách để
các bạn thấy rằng giữa hai bộ sách có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Binh thư yếu lược là sách được soạn ra từ thế kỷ XIII, còn Hổ trướng khu cơ

được viết ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII. Thời gian ra đời của hai bộ sách có một
khoảng cách đến bốn trăm năm. Tại sao hai bộ sách có những đoạn, những
mục giống nhau như lột? Hổ trướng khu cơ đã lấy nhiều đoạn, nhiều mục trong
Binh thư yếu lược, hay ngược lại? Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố thời gian thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.